Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 2 tháng 4 năm 2019 | 10:34

Mít Thái tăng giá, nông dân ở Bà Rịa-Vũng Tàu thu lãi lớn

Sở dĩ giá mít Thái ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng cao, mít Thái loại 1 có giá từ 32.000-35.000 đồng/kg, là do thương lái Trung Quốc từ trước và sau Tết Nguyên đán bắt đầu mua hàng trở lại.

mit-thai.jpg

Thương lái thu mua mít Thái tại xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, để xuất đi Trung Quốc. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

 

Thời điểm từ trước và sau Tết Nguyên đán, giá mít Thái trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tăng ở mức cao kỷ lục, nhiềunông dân trồng mít Thái đã thu lãi cao.

Theo nhiều nhà vườn, nguyên nhân là do thương lái Trung Quốc tiếp tục gom hàng nên giá tăng mạnh.

Theo nhiều nhà vườn trồng mít Thái, thời điểm trước Tết Nguyên đán 1 tháng và sau Tết khoảng 1 tháng, giá mít Thái lên cao nhất, với giá từ 50.000-54.000 đồng/kg, loại ngon có khi nhà vườn bán được tới giá 56.000 đồng/kg mít loại 1 (từ 9,2 kg trở lên), mít loại 2 có giá từ 40.000-44.000 đồng/kg, mít loại 3 có giá từ 20.000-24.000 đồng/kg.

Hiện nay, mặc dù giá mít Thái đã hạ nhiệt nhưng mít Thái loại 1 vẫn có giá từ 32.000-35.000 đồng/kg.

Anh Nguyễn Thật, có 1,2ha trồng hơn 420 gốc mít Thái tại ấp Sông Xoài 1, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, cho biết năm nay, vườn mít Thái của anh liên tục bị ruồi vàng tấn công khiến quả bị hư hỏng nhiều, chỉ thu được 1/3 số quả trong vườn, với 10 tấn mít.

Tuy nhiên, năm nay do giá mít Thái cao kỷ lục nên vụ mít Thái này, anh thu về hơn 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 400 triệu đồng.

Anh Nguyễn Thật chia sẻ nếu mít không bị ruồi vàng đốt hư hỏng quả thì vườn của gia đình anh ước thu về 30 tấn mít.

Anh cũng cho biết thêm giá mít Thái năm ngoái cao nhất là từ 40.000-42.000 đồng, năm nay cao lập kỷ lục mới, khiến nhiều nông dân phấn khởi khi mà hàng loạt nông sản rớt giá.

"Tuy nhiên, việc ồ ạt trồng mít Thái siêu sớm mà không tuân thủ bất cứ quy trình nào của nhiều nhà vườn, cũng khiến bản thân chúng tôi lo ngại việc vỡ quy hoạch, rơi vào tình trạng như cây tiêu," anh Thật lo lắng nói.

Tương tự, anh Nguyễn Đình Thảo (thôn 3, xã Suối Rao, huyện Châu Đức) cho biết trong 10 năm trồng mít Thái, chưa bao giờ anh thấy giá lại tăng cao như hiện nay. Gia đình anh có 5 sào mít, mỗi vụ mùa cho thu hoạch từ 6-7 tấn.

Với giá bán như hiện nay, sau khi trừ chi phí, anh thu về trung bình từ 100-150 triệu đồng/vụ, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Sở dĩ giá mít thái tăng cao là do thương lái Trung Quốc từ trước và sau Tết Nguyên đán bắt đầu mua hàng trở lại. Đặc biệt, nếu như trước đây, các thương lái chỉ đến những vườn chuyên canh mít, hoặc các vườn trồng xen canh với diện tích lớn thì nay các hộ trồng 50-100 gốc cũng được thương lái lùng sục gom mua.

Thời gian gần đây, do 2 năm liên tiếp giá mít Thái liên tục tăng cao nên nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu liên tục mở rộng diện tích.

Ông Lê Quý Thịnh, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Đức, cho biết nếu như toàn huyện Châu Đức năm 2018 có khoảng 220ha mít Thái thì đến nay, diện tích đã lên tới 348ha, tập trung ở một số xã như Suối Rao, Suối Nghệ, Đá Bạc, Xuân Sơn...

Năm nay, do thương lái Trung Quốc thu mua trở lại nên giá mít tăng mạnh, mang lại thu nhập cao cho người trồng. Tuy nhiên, người nông dân cần rút kinh nghiệm từ những năm trước, không nên mở rộng diện tích trồng theo biến động của giá. Chỉ trồng thêm diện tích nhỏ, trồng bổ sung do những gốc cũ đã hư hỏng hoặc cây đã quá già cỗi.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay, toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có hơn 529ha diện tích trồng mít, cho thu hoạch là 454ha.

Sản lượng hơn 10 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 4.600 tấn/năm, trong đó có đến 60% là diện tích mít Thái siêu sớm./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top