Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 4 năm 2018 | 13:36

Mô hình 2 lúa+1 lạc ở Bình Thuận: Cải tạo đất, tăng hiệu quả kinh tế

Hồng Liêm là xã miền núi của huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận). Vùng đất này luôn thiếu mưa, thừa nắng, nông dân sản xuất nông nghiệp  phụ thuộc vào nước trời nên năng suất cây trồng không cao.

mhlacbthuan.jpg
Mô hình 2  lúa + 1 lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Nhằm chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Thuận đã triển khai “Mô hình luân canh 2 vụ lúa + 1 vụ lạc (đậu phộng) trên đất 3 vụ lúa vụ đông xuân”.

Mô hình được triển khai trên diện tích 7,5ha, với 23 hộ tham gia, được nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư trong vụ lạc đông xuân, sử dụng giống lạc LDH 01.

Chị Nguyễn Thị Kim Dung, cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình, cho biết: “Nông dân  địa phương có thói quen canh tác độc canh cây lúa, năng suất đạt thấp,  nguồn nước cạn kiệt, sâu rầy phát triển, độ phì nhiêu đất giảm nên hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Thuận thực hiện mô hình  trồng xen cây màu trên đất 3 vụ lúa. Hơn nữa, cây lạc có vai trò rất lớn đối với đất trồng lúa, vừa cải thiện tính chất lý hoá đất, làm thay đổi pH, vừa tăng hàm lượng chất hữu cơ, tăng hàm lượng đạm và lân dễ tiêu trong đất”.

Chị Dung cho biết thêm, nếu luân canh triệt để còn làm tăng năng suất lúa vụ sau, hạn chế sâu bệnh hại, cỏ dại; cải thiện thu nhập và tăng hiệu quả kinh tế.

Các hộ tham gia mô hình đều cho rằng, việc trồng lạc trong vụ đông xuân thay cho trồng lúa đem lại năng suất khá cao, lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa.

Bà Trần Thị Bông (tham gia mô hình) phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng lạc theo kiểu bỏ mặc cho “ông trời”. Từ ngày tham gia mô hình, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, tôi chủ động bón phân, tưới nước theo đúng thời điểm, nên năng suất đạt khá cao”.

Kết quả mô hình cho thấy, năng suất trung bình đạt 48 tạ/ha, với giá bán 12.000 đồng/kg (lạc tươi), doanh thu 57,6 triệu đồng/ha, trừ chi phí, lợi nhuận 16,7 triệu đồng/ha. Nếu cộng thêm thu từ phụ phẩm (dây lạc)  5 triệu đồng, bà con có lãi 21,7 triệu đồng/ha. Trong khi đó, trồng lúa trong vụ đông xuân chỉ cho lợi nhuận 2,8 triệu đồng/ha. Như vậy, trồng lạc cho lợi nhuận cao gấp 7 lần so với trồng lúa.

Từ kết quả đạt được, có thể khẳng định, cơ cấu mùa vụ 2 vụ lúa + 1 lạc vụ đông xuân là thích hợp, mang lại hiệu quả kinh tế tích cực cho bà con xã Hồng Liêm.

 

 

Đỗ Khắc Thể
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top