Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019 | 13:27

Mô hình rau - hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Mê Linh

Trong sản xuất hoa, người dân Mê Linh (Hà Nội) luôn tích cực tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn xen canh, thâm canh, luân canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu là mô hình rau - hoa.

tr13d.jpg
Ông Chính giới thiệu mô hình hoa - rau của gia đình.

 

Mở rộng canh tác hoa

Trước đây,  hoa chủ yếu được trồng ở xã Mê Linh nhưng nay được người dân nhiều xã trong huyện Mê Linh gieo trồng với diện tích khá lớn như Văn Khê, Đại Thịnh, Tam Đồng... Không chỉ diện tích  được mở rộng mà nhiều loại hoa, cách trồng hoa cũng thể hiện khá đa dạng.

Ông Trương Văn Tân (Xóm San, Văn Khê) cho biết, gia đình chuyển sang chuyên trồng hoa khoảng 5 năm nay. Hiện trồng 1,5 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) hoa cúc, mỗi năm luân canh 03 vụ, doanh thu đạt khoảng 60 triệu đồng/sào/năm.

Cùng khu vực trồng hoa với ông hộ Tân, ông Đặng Văn Quang tâm sự: Gia đình tôi ở xã Mê Linh lên đây thuê đất, chuyên kinh doanh giống hoa hồng. Mỗi năm, sản xuất 2 vụ giống, mỗi vụ cho thu khoảng 20 triệu đồng/sào. 

Dạo quanh các xã trồng hoa trên địa bàn huyện Mê Linh, bên cạnh các ruộng hoa chuyên canh,  chúng tôi còn thấy những thửa ruộng đan xen giữa giống hoa hồng và cây hoa mẫu đơn khi còn thấp, một số ruộng hoa mẫu đơn còn trồng xen rau cải, su hào...

Thu trên 60 triệu đồng/sào/năm

Ông Nguyễn Thế Chính (xóm Xanh, thôn Hạ Lôi) chia sẻ: “Mô hình 2 in 1” là sự kết hợp giữa trồng rau - hoa loa kèn đang được người dân xã Mê Linh áp dụng khá phổ biến. Trong quá trình trồng hoa loa kèn, người dân có thể trồng xen các loại  rau ngắn ngày để tận dụng khoảng trống của đất.

Canh tác theo mô hình này, mỗi năm có khoảng 2 vụ rau và 1 vụ hoa; vụ rau đầu tiên khi vừa cho củ hoa xuống đất, vụ rau thứ hai được trồng sau khi thu hoạch hoa. Hoa loa kèn được trồng bằng củ, từ tháng cuối tháng 7 hay đầu tháng 8 (âm lịch) trở đi. Thời gian củ hoa nằm dưới đất, nếu chưa có gió mùa thì củ vẫn chưa thể nảy mầm, người dân tận dụng để trồng su hào hay các loại rau có thời gian từ khi trồng tới khi thu hoạch khoảng 40-50 ngày. Khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 (âm lịch), gió mùa xuất hiện, củ hoa loa kèn nảy mầm và vươn lên mặt đất, khi ấy rau cũng đã đến kỳ thu hoạch.

Vụ thu hoạch hoa loa kèn thường vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 (âm lịch); phần hoa và cành ở trên mặt đất được cắt mang đi tiêu thụ; phần củ còn lại tiếp tục để dưới đất cho khô, tới tháng 6 sẽ thu hoạch, đây là con giống để trồng vào vụ tiếp theo. 

“Muốn đủ giống trồng cho vụ tiếp theo, mỗi khi thu hoạch củ xong, gia đình thường cày ải, rắc vôi. Nếu không khử đất tốt thì giống mỗi vụ sẽ bị hao hụt, có khi lên tới trên 20%. Hiện nay, mỗi sào hoa loa kèn cần trồng khoảng 7.000-8.000 củ, giá bình quân 1.000-2.000 đồng/củ, rất tốn kém nếu không khử đất tốt sau khi thu hoạch toàn phần”, ông Chính nói.

Được biết, trồng hoa loa kèn sẽ cho thu hoạch khoảng 40 triệu đồng/sào/năm  nếu sử dụng công nghệ ánh sáng ép hoa nở khi giá hoa cao; bình thường cũng thu được trên 20 triệu đồng/sào/năm. Kết hợp giữa thu từ rau và hoa, mô hình có thể đạt trên 60 triệu đồng/sào/năm. Đây thực sự là mô hình cho hiệu quả cao, đáng để người dân tham khảo, vận dụng.

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top