Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 8 năm 2022 | 10:18

Na Lục Nam vào vụ: Nhiều nhà vườn, HTX có doanh thu “khủng”

Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hiện có 1.730ha na, sản lượng ước đạt hơn 14,7 nghìn tấn. Năm nay, na chín muộn hơn mọi năm, nhưng tiêu thụ khá thuận lợi, giá bán khá cao, 40.000-55.000 đồng/kg, tăng hơn  10.000-15.000 đồng/kg so với đầu vụ năm trước.

Nâng cao chất lượng

Xác định na dai là cây chủ lực, những năm qua, huyện Lục Nam có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cũng như xây dựng  thương hiệu. Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp, UBND các xã có trồng na, HTX trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn cho  nhà vườn, mở rộng diện tích chăm sóc theo quy trình VietGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ để nâng chất lượng sản phẩm; áp dụng kỹ thuật rải vụ, thụ phấn bổ sung để tăng năng suất, đẩy mạnh công tác quản lý, xúc tiến thương mại... 

 

z3665836798012_85eddcdb7dbcddb9f92071fb0fa98bb4.jpg
Người dân xã Huyền Sơn thu hoạch na. Ảnh: Hạnh Nguyên

 

Cụ thể, năm 2021, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Nam phối hợp với UBND các xã Huyền Sơn, Đông Phú và Nghĩa Phương triển khai thực hiện mô hình sản xuất na dai hữu cơ tại 5 hộ gia đình, với quy mô 3ha. Qua theo dõi năm đầu thử nghiệm tại các hộ gia đình, nhận thấy na có sự thay đổi rõ rệt. Cây sinh trưởng, phát triển tốt, lá xanh cứng, bản lá dày hơn, sáng bóng; hạn chế sâu bệnh, khả năng chống chịu một số bệnh nấm mốc tốt. Thời gian chín sớm hơn 7-10 ngày so với sản xuất đại trà, mã quả màu sáng đẹp, mắt mở đều và cân đối.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam, thời gian qua, huyện tiếp tục củng cố, kiện toàn các HTX na hiện có và phát triển thêm một số HTX na khác trên địa bàn; xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí để phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại cho quả na; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tổ chức quảng bá thương hiệu “Na Lục Nam” bằng phương pháp như: in tem truy xuất nguồn gốc; mã QR code, in túi đựng na, giới thiệu trên các trang mạng, tham gia gian hàng điện tử, tham gia trưng bày tại các hội nghị….

Đưa các giống mới, nhân rộng mô hình na hữu cơ, áp dụng tiến bộ  kỹ thuật trong sản xuất, chăm sóc để nâng cao chất lượng, năng suất và giá trị cho cây na như mở rộng diện tích na Thái (khoảng 30ha, na bở khoảng 5ha). Cùng với đó, hỗ trợ cấp chứng nhận sản phẩm VietGAP cho 30ha, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc 20 triệu đồng. Hay phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ gian hàng điện tử cho HTX sản xuất na dai Lục Nam.

Cây na dai Lục Nam được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu hàng hóa tập thể năm 2014 và Chỉ dẫn địa lý “Lục Nam” năm 2019. Để phát triển thương hiệu na dai Lục Nam, huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm khảo sát, đánh giá chất lượng các vùng trồng trên địa bàn; xây dựng Quy chế sử dụng Chỉ dẫn địa lý, cấp quyền quản lý và sử dụng cho 02 HTX na trên địa bàn. Đến nay, cây na của Lục Nam đã có đầy đủ các thông tin logo, tem truy xuất nguồn gốc, bao bì sản phẩm. Năm 2021, na dai Lục Nam được tỉnh cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao… Dự kiến năm 2022, một HTX na tiếp tục thi sản phẩm OCOP.

Giá bán cao

Lục Nam hiện có 1.730ha na, tập trung ở các xã Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Đông Phú, Cương Sơn… Sản lượng ước đạt 14.705 tấn quả, bằng 102,8% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, diện tích sản xuất theo hướng VietGAP đạt 1.280 ha, tăng so với năm 2021 là 80 ha; sản lượng đạt 10.880 tấn. Trong đó, diện tích được cấp chứng nhận VietGAP đạt 165,1ha tăng so với năm 2021 là 30ha và 3ha được sản xuất theo hướng hữu cơ tại Nghĩa Phương, Huyền Sơn và Đông Phú.

 

z3665836825311_d070da91def56145633a837a222ae560.jpg
Hiện, trung bình na đang bán với giá từ 40.000-55.000 đồng/kg, tăng so với năm 2021 từ 10.000-15.000 đồng/kg.

 

Những năm trước, giữa tháng 7 là các trà na đã chín rộ. Năm nay, đến đầu tháng 8, các chợ na tại xã Huyền Sơn và xã Nghĩa Phương (Lục Nam) mới lác đác có người mang na xuống bán. Na chín muộn giúp nhà vườn bán được giá, hút khách. Dự kiến cuối tháng 9 đến 15/10/2022, bắt đầu thu hoạch trà thứ 2 trong năm (na chiêm ra quả từ thân), sản lượng khoảng 3.500 tấn (chiếm 25% tổng sản lượng).

Hiện nay, giá bán trung bình 40.000-55.000 đồng/kg, tăng so với năm 2021 từ 10.000-15.000 đồng/kg. Giá na Thái tại vườn đạt 65.000-70.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như: Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội...

Chị Phạm Thị Hà (thôn Khuyên, xã Huyền Sơn) phấn khởi cho biết, gia đình có hơn 1 mẫu vườn (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2), năm ngoái thu hoạch hơn 5 tấn na. Khi chăm sóc, chủ yếu dùng phân hữu cơ nên năm nay quả to, mã đẹp. Từ đầu vụ đến nay, gia đình bán với giá 45.000-50.000 đồng/kg, tăng hơn 10.000-15.000 đồng/kg so với đầu vụ năm trước.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Toan (thôn Dạo Lưới, xã Đông Hưng), thương nhân chuyên thu mua na, cho biết: Na chín muộn lại có nhiều khách đặt trước nên tôi phải đi sớm mới gom đủ hàng. Việc mua - bán diễn ra nhanh, na mang ra đến đâu, bán hết đến đó.

Anh Bùi Văn Kiên (thôn Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phương) cho biết, năm 2019, gia đình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang hỗ trợ trồng 300 gốc na Thái. Dù cây mới được 3 năm tuổi nhưng quả rất sai. Mỗi quả nặng 0,5-0,8kg.  Từ đầu vụ đến nay, gia đình bán gần 3 tạ với giá bán tại vườn  65-70 nghìn đồng/kg. Na Thái dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, năm ngoái cây cho lứa đầu quả to, thơm ngon, giá bán cao nên năm nay tôi trồng thêm hơn 100 gốc. Tới đây, gia đình sẽ áp dụng thâm canh rải vụ để thu được lợi nhuận cao hơn.

Từ sản xuất na, nhiều nhà vườn, HTX có doanh thu khá lớn. Điển hình như: HTX Na dai Lục Nam có 35 thành viên, diện tích 45ha, sản lượng khoảng 360 tấn/năm, doanh thu khoảng 10 tỷ đồng/năm, có hộ thu nhập 300-400 triệu đồng/năm. Hay HTX Na dai Nghĩa Phương với  diện tích 32,5ha, sản lượng ước đạt 266 tấn/năm, doanh thu đạt trên 7,5 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Văn Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam, cho biết, năm nay quả na đều, tròn, to, đẹp, chất lượng tốt, giá bán khá cao, ổn định, tiêu thụ tốt. Chủ yếu là thương lái truyền thống đến thu mua, có lúc còn không có hàng để bán.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top