Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 1 năm 2020 | 23:0

Ngành Nông nghiệp: Dư địa lớn từ liên kết chuỗi

Sau một năm nhìn lại, bài học lớn nhất trong ngành nông nghiệp có được đó là nếu có liên kết chuỗi bền vững, dư địa phát triển, ngành sẽ phát huy hiệu quả cao.

Minh chứng rõ ràng nhất chính là giá trị xuất khẩu ngành đã đạt 41,3 tỷ USD, một giá trị kỷ lục trong một năm đầy thách thức và khó khăn 2019.

nganh-nn.jpg
Nhiều doanh nghiệp đang dần tham gia đầu tư chuỗi trong nông nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có những trao đổi với phóng viên Báo Chính phủ.

Thưa Bộ trưởng, với góc độ "tư lệnh" ngành nông nghiệp, xin ông phác họa lại bối cảnh và những thành tựu ngành đạt được trong năm qua?

Ông Nguyễn Xuân Cường:  Ngay từ cuối năm 2018, chúng tôi đã nhận định năm 2019 sẽ là một năm hết sức khó khăn và có 3 thách thức lớn với ngành. Đó là chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến nguy cơ thương mại sẽ diễn biến bất thường, nhất là mặt hàng nông sản sẽ bị tác động mạnh. Thứ hai là tác động biến đổi khí hậu tiếp tục cực đoan. Thứ ba, tỉ lệ các hộ nhỏ lẻ trong nông nghiệp còn rất lớn sẽ làm giảm sức cạnh tranh, khó thực hiện các quy chuẩn.

Tuy nhiên, với sự cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị, sự đồng sức, đồng lòng của các thành phần kinh tế, từ doanh nghiệp, HTX đến bà con nông dân thì chúng ta nhìn nhận năm 2019 vẫn có được kết quả tổng quan mặc dù không toàn vẹn nhưng rất tích cực.

Thứ nhất là tăng trưởng GDP, trong hoàn cảnh tác động của dịch tả lợn châu Phi như vậy nhưng vẫn đạt mốc trên 2%, đây là cố gắng lớn.

Hai là, xuất khẩu nông sản đã đạt được 41,3 tỷ USD, kết quả cao nhất từ trước tới nay trong bức tranh toàn cầu vô cùng khó khăn.

Ba là, về nông thôn mới, chúng ta đã hoàn thành được 54% số xã (khoảng 4.800 xã). Đó là một cố gắng lớn của chúng ta.

Thứ tư là hệ số che phủ rừng đã đạt được 41,85%. Như vậy, nhìn chung kết quả năm 2019 là rất tích cực trong hoàn cảnh ngặt nghèo.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Bộ trưởng có nhận định như thế nào về năm 2020 sắp tới đây, liệu chúng ta sẽ bớt khó khăn hơn không?

Ông Nguyễn Xuân Cường: Trước hết, xác định năm 2020 tiếp tục là năm khó khăn cho ngành nông nghiệp. Bởi vì tác động biến đổi khí hậu đã hiện hữu ngay từ đầu năm. Hiện giờ đã hạn ở phía bắc, năm nay thiếu bình quân từ 40-55% lượng nước. Rồi toàn bộ miền Trung chúng ta cũng thiếu nước; ngay từ tháng 9/2019 cũng đã đưa ra dự báo toàn bộ ĐBSCL sẽ hạn, mặn gay gắt năm 2020.

Thứ hai, dịch tả lợn châu Phi tuy xuống đáy nhưng chưa phải an toàn, chúng ta vẫn phải đối mặt. Dịch sâu keo mùa thu năm ngoái cũng vẫn còn dư âm đến nay... Trong khi đó thị trường nông sản tiếp tục rất khó khăn vì chiến tranh thương mại toàn cầu. Đặc biệt trong đó biểu hiện lớn nhất là các quốc gia đều trở lại phát triển nông sản tại chỗ, đây là áp lực cho những nước xuất khẩu nông sản như nước ta.

Tuy khó khăn nhưng chưa bao giờ có phong trào doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp lớn như bây giờ. Đặc biệt trong đó có sự tham gia rất nhiều của tập đoàn lớn. Vậy theo Bộ trưởng đâu là sức hút của nông nghiệp trong năm 2019 vừa qua?

Ông Nguyễn Xuân Cường: Trước khi trả lời, tôi xin bày tỏ sự biểu dương và cảm ơn các doanh nghiệp đã tập trung cùng với bà con nông dân để trở thành lực lượng hạt nhân trong chuỗi sản xuất cũng như làm nòng cốt trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Qua hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã có trên 750.000 doanh nghiệp trong đó có một bộ phận doanh nghiệp nông nghiệp, bao gồm cả những doanh nghiệp lớn. Đây là các doanh nghiệp có đủ tầm vóc về mặt tài chính, đủ khát vọng để giải quyết tốt những vấn đề trong khu vực nông nghiệp vốn là khu vực khó nhất.

Khu vực nông nghiệp mặc dù đã xuất khẩu hơn 40 tỷ USD đi 185 nước trên thế giới nhưng phải khẳng định dư địa còn rất lớn. Hiện nay xuất khẩu chủ yếu là nông sản thực phẩm… Nếu như chúng ta làm tốt khâu chế biến, sản xuất chuỗi thì giá trị thặng dư từ khu vực này còn rất lớn.

Cùng với đó, các chủ trương chính sách của chúng ta hiện nay đã đủ lực, đủ sức để kêu gọi các doanh nghiệp vào cuộc. Trên 63 tỉnh, thành phố đã và đang liên tục mời gọi các nhà đầu tư vào nông nghiệp. Trong 3 năm qua, tất cả các cuộc xúc tiến đầu tư đều dành một phần rất quan trọng để mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Kể cả TPHCM, hiện nay GDP nông nghiệp chỉ còn 0,6% nhưng rất khát vọng và cầu thị mời gọi các doanh nghiệp vào làm nông nghiệp, chính vì thế tạo nên sức mạnh, sức hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực này. 

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

 

 

Đỗ Hương
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri Thành phố Cần Thơ trước kỳ họp thứ 7

    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri Thành phố Cần Thơ trước kỳ họp thứ 7

    Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các Đại biểu Quốc hội Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri quận Ô Môn nhằm thông báo chương trình Kỳ họp; lắng nghe, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri; giải đáp và gửi tới các cấp, cơ quan liên quan giải đáp, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: 12 'từ khóa' với Đồng bằng sông Hồng

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: 12 'từ khóa' với Đồng bằng sông Hồng

    Nhấn mạnh Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về Đồng bằng sông Hồng là hoàn toàn đúng đắn, đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và đạt kết quả cân đong đo đếm được, tạo niềm tin mới, động lực mới, khí thế phát triển mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong triển khai Quy hoạch vùng và phát triển, liên kết vùng thời gian tới, với 12 "từ khóa" quan trọng: Truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

  • Thủ tướng: Ngân hàng sẽ là ngành đi đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

    Thủ tướng: Ngân hàng sẽ là ngành đi đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

    Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định và rất kỳ vọng ngành Ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số và công dân số.

  • Thúc đẩy "tri thức hoá nông dân"

    Thúc đẩy

    Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân".

  • Nâng cao giá trị cây sen Đồng Tháp

    Nâng cao giá trị cây sen Đồng Tháp

    Đồng Tháp là một trong những địa phương có tiềm năng, lợi thế về phát triển cây sen. Mới đây, tỉnh này tổ chức lễ xuất khẩu 15 tấn củ sen sang thị trường Nhật Bản với giá trị đơn hàng khoảng 980 triệu đồng đã mở ra cơ hội mới cho người dân Đồng Tháp nói riêng, ĐBSCL nói chung.

  • Khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích cà phê

    Khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích cà phê

    Các ngành chức năng tỉnh Gia Lai khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích cà phê.

Top