Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 4 tháng 9 năm 2022 | 21:30

Nghệ An phát triển các mô hình ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi trồng thuỷ sản

Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản giúp quản lý hiệu quả hơn từ nguồn nước, thức ăn, dịch bệnh, thuận lợi truy xuất nguồn gốc… Nhờ đó, việc nuôi thủy sản trở nên dễ dàng, giảm giá thành sản xuất, giúp người nuôi đảm bảo đầu ra.

Định hướng của Nghệ An trong phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 là phát triển ngành tôm bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Đối tượng nuôi chủ lực là tôm thẻ chân trắng, hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh. Đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao như: công nghệ sinh học, nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn... Tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại thủy sản, liên kết cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi tôm cả năm của Nghệ An 2.200 ha, sản lượng nuôi tôm đạt 12.500 tấn.

 

Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tổ chức thành công Toạ đàm Phát triển các mô hình ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi trồng thuỷ sản
Trung tâm Khuyến nông Nghệ An tổ chức thành công Toạ đàm Phát triển các mô hình ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi trồng thuỷ sản

 

Để ứng dụng số hóa trong nuôi trồng thủy sản, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn, góp phần hạn chế các thiệt hại do dịch bệnh, giám sát các yếu tố môi trường, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Theo báo cáo của Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2022 đơn vị đã thực hiện thành công 24 mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, nước ngọt theo hướng tăng hàm lượng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, VietGAP, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, như: Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn; mô hình nuôi cá rô phi, cá trắm trong lồng; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng xen cá rô phi; mô hình nuôi cá trắm giòn, chép giòn; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong lồng nuôi... Trong đó, các mô hình đã số hóa một số công đoạn trong quá trình nuôi và các thiết bị này đều được kết nối điều khiển từ xa, điều chỉnh ánh sáng, nguồn nước, chế độ cho ăn… đã được cài đặt trước.

 

Trung tâm khuyến nông đang xây dựng 24 mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao.
Trung tâm Khuyến nông đang xây dựng 24 mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao.

 

Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn hạn chế được rủi ro trong quá trình nuôi, kiểm soát được dịch bệnh góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường.

Ông Tạ Quang Sáng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An cho biết: Lâu nay, bà con nông dân nuôi tôm mặn lợ, áp dụng quy trình VietGAP ghi chép đầu vào, đầu ra bằng tay vào sổ sách, thiếu tính chính xác. Để chuyển đổi số trong sản xuất nuôi tôm, bà con cần thay đổi ngay từ phương pháp quản lý sản xuất, thay thế việc theo dõi, quản lý trang trại một cách truyền thống bằng cách sử dụng những phần mềm quản lý sản xuất trên điện thoại thông minh. Người nuôi có thể dễ dàng quản lý thức ăn, quản lý hóa chất cũng như quá trình nuôi, tất cả được lưu trữ trên ứng dụng phần mềm thông qua điện thoại. Vì vậy, việc chuyển đổi ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản là cần thiết trong thời gian tới.

 

Nuôi tôm theo quy trình VietGAP ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An)
Nuôi tôm theo quy trình VietGAP ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An)

 

Thời gian tới, để khuyến khích người dân tham gia vào ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai thực hiện một số mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số đối với nuôi tôm mặn lợ. Tăng cường hoạt động phổ biến thông tin khoa học-công nghệ cũng như tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các thành quả nghiên cứu khoa học-công nghệ vào lĩnh vực thủy sản; đồng thời, cần nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ trong ngành thủy sản.

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top