Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 2 năm 2016 | 9:41

Người nuôi cá lóc thua lỗ hàng trăm triệu đồng do hạn mặn

Hơn một tuần nay, hàng trăm hộ dân nuôi cá lóc tại các xã Đại An, thị trấn Định An, An Quãng Hữu, Kim Sơn, Lưu Nghiệp Anh... thuộc huyện Trà Cú (Trà Vinh) phải gấp rút thu hoạch sớm cá lóc nuôi để tránh bị thất thu do nước mặn tăng cao và ngày càng xâm nhập sâu vào sông rạch, các kênh mương thủy lợi đầu mối.

Nuôi các lóc trong lồng. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Qua khảo sát đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, thời tiết nắng nóng kết hợp với độ mặn không ngừng tăng cao ở các sông rạch, kênh mương thủy lợi, nên hầu hết diện tích ao nuôi cá lóc không thể thoát nước và tiếp nước dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nguồn nước.

Nhiều diện tích ao nuôi đã xuất hiện tình trạng cá lóc bị bệnh trắng mình, trắng gan và một số loại bệnh ngoại ký sinh khác, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi cá.

Ông Nguyễn Văn Bằng, ấp Giồng Giữa thị trấn Định An cho biết, đây là lần đầu tiên trong bốn năm qua, người dân nuôi cá lóc ở huyện Trà Cú lao đao vì thời tiết khô hạn, nước mặn xâm nhập.

Do buộc phải thu hoạch cá lóc không đạt trọng lượng từ 0,5 kg mỗi con và thu hoạch tập trung nên giá cá bán cho thương lái từ 25.000 - 28.000 đồng mỗi kg (tùy theo chất lượng cá lóc), giảm 12.000-15.000 đồng mỗi kg so với giá cá đạt kích cỡ.

Với giá cá bán ra thấp, thu hoạch sớm giảm đi năng suất, người nuôi cá lóc bị thua lỗ từ 300-400 triệu đồng mỗi hécta mỗi vụ nuôi.

Còn theo ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, vụ nuôi các lóc này (thu hoạch vào tháng 3 – 5 sắp tới), Trà Cú có trên 1.500 lượt hộ nuôi cá lóc, với diện tích mặt nước thả nuôi trên 200ha, số lượng cá giống thả nuôi trên 90 triệu con.

Hiện tại, có gần 200 hộ phải thu hoạch cá lóc sớm, trọng lượng cá chỉ đạt từ 200 - 300gr.

Trước tình hình khó khăn như hiện nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chỉ còn cách vận động người dân tranh thủ thu hoạch cá lóc để tránh thất thu.

Qua đó, khuyến cáo người dân nuôi cá lóc rút kinh nghiệm, nên tuân thủ lịch thời vụ thả nuôi từ tháng Năm đến tháng Sáu hàng năm mới đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, tập trung nuôi cá lóc tại vùng quy hoạch đã được công bố tại các xã Kim Sơn, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu.

Còn lại ở các xã Hàm Tân, Định An, Đại An và một số xã khác nằm trong vùng quy hoạch Khu kinh tế mở Định An của tỉnh, người dân không nên tiếp tục và mở rộng diện tích nuôi cá lóc./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top