Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 14 tháng 11 năm 2018 | 9:51

Nhà vườn sầu riêng 'ngồi trên lửa' vì thương lái ngưng mua

Sầu riêng nghịch vụ ở miền Tây đã vào đợt thu hoạch hơn 10 ngày qua nhưng rất ít thương lái, doanh nghiệp quan tâm đến việc thu mua khiến nhà vườn hết sức lo lắng…

saurieng.jpg
 
Thương lái hẹn nhưng không tới mua
 
Tổng diện tích sầu riêng đã cho trái trên địa bàn các huyện Chợ Lách, Châu Thành (Bến Tre) và Cai Lậy, Cái Bè, TX.Cai Lậy (Tiền Giang) trên 12.000 ha. Trong đó, trên 50% diện tích được nhà vườn xử lý cho trái nghịch vụ với tổng sản lượng khoảng 200.000 tấn trái.
 
Ông Trịnh Văn Sỹ (ngụ xã Ngũ Hiệp, H.Cai Lậy, Tiền Giang) băn khoăn: “15 công sâu riêng Ri6 của tôi chia làm 2 đợt cho trái. Đợt đầu khoảng 4 tấn đã tới ngày thu hoạch khoảng tuần qua, lúc đầu được trả 70.000 đồng/kg nhưng nay chỉ còn chưa tới 50.000 đồng/kg, số lượng cũng không nhiều nhưng thương lái hẹn mãi không tới mua”.
 
Tương tự, 2 ha sầu riêng ước thu hoạch 20 tấn trái của ông Ngô Tất Lâm, gần cảng Tam Hiệp (H.Cai Lậy) đã tới tuổi thu hoạch từ mấy ngày qua nhưng ông kêu hoài mà không có thương lái nào quan tâm ngã giá. “Có lái nói với tôi rằng Trung Quốc không mua nên họ cũng không mua của nhà vườn”, ông Lâm nói.
 
 
Ông Trần Văn Thành, chủ cơ sở thu mua trái cây Thành Hân (H.Cai Lậy), cho biết hiện phải chia thành nhiều đợt thu hoạch đối với các vườn đã “bỏ cọc” và tìm đầu mối trong nước tiêu thụ. Riêng các vườn khác thì không ngã giá vì có rẻ hơn cũng không thể mua do không có chỗ tiêu thụ.
 
Nhà vườn sầu riêng 'ngồi trên lửa' vì thương lái ngưng mua - ảnh 1
Nhà vườn H.Cai Lậy (Tiền Giang) thu hoạch sầu riêng nghịch vụ nhưng không tìm được thương lái đến mua. Ảnh: BẮC BÌNH
 
 
Do Trung Quốc ngưng mua
 
Bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Công ty Chánh Thu - Bến Tre), cho biết do Trung Quốc cấm các container sầu riêng từ Việt Nam vào cửa khẩu của nước họ từ khoảng tháng qua nên Công ty Chánh Thu phải ngưng thu mua. “Thông thường, vào đợt thu hoạch nghịch vụ của các năm trước, Công ty Chánh Thu xuất vào Trung Quốc khoảng 40 container/tháng (mỗi container khoảng 15 tấn trái), nhưng năm nay chưa xuất được tấn nào và chúng tôi chỉ còn cách ngưng mua cho đến khi phía Trung Quốc có lệnh cho thông quan sầu riêng vào nước họ”, bà Vy nói.
 
Ngày 13.11, trao đổi với PV Thanh Niên, TS Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT H.Chợ Lách (Bến Tre), cho biết từ hơn 10 ngày qua, các cơ sở thu mua, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn huyện đột ngột ngưng mua sầu riêng, trong khi đó số lượng vườn sầu riêng đến tuổi thu hoạch ngày một nhiều thêm. “Lý do mà các thương lái cho biết là phía đối tác Trung Quốc ngưng mua khiến họ không tiêu thụ được. Hiện chúng tôi đang hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sầu riêng trên địa bàn huyện tìm các thị trường khác”, ông Liêm thông tin.
 
Cùng ngày, ông Đoàn Văn Phương, Giám đốc Sở Công thương Tiền Giang, cho biết trước bối cảnh thị trường tiêu thụ sầu riêng ảm đạm hiện nay, Sở đã có văn bản đề nghị phía cơ quan Thương vụ tại Trung Quốc (thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam) khảo sát thị trường và giúp địa phương tìm hướng tháo gỡ khó khăn để kịp thời thông tin để nhà vườn có cái nhìn đúng đắn nhất về tình hình hiện nay.
 
“Chúng tôi chưa có cơ sở để xác định thị phần tiêu thụ sầu riêng của tỉnh Tiền Giang vì thời gian qua, trái sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch bởi sầu riêng không có tên trong danh mục được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường này. Riêng việc đàm phán với Chính phủ Trung Quốc để đưa trái sầu riêng vào danh mục được nhập khẩu thì địa phương không đủ thẩm quyền”, ông Phương nói.
 
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top