Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 1 năm 2017 | 4:7

Nhận diện sức bật cho kinh tế Việt Nam năm 2017

Tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực, nhờ cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư...

Hàng loạt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo... đang tạo sức bật cho nền kinh tế nước nhà trong năm mới 2017.

Thành tựu của Chính phủ kiến tạo

Điểm nổi bật nhất của kinh tế 2016 là kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.

Chính phủ chủ động với các bộ, ngành trong xây dựng các phương án điều hành giá, lãi suất và tỷ giá. Năm 2016, được đánh giá là năm thành công trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát ở mức 4,74% - thấp hơn mục tiêu 5% Quốc hội đề ra. Nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. 11 chỉ tiêu vượt mức báo cáo Quốc hội, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt. Đặc biệt là vượt chỉ tiêu thu ngân sách, nhiều địa phương, nhiều ngành đổi mới rất quyết liệt. Niềm tin thị trường, niềm tin xã hội được tăng lên.

trien vong kinh te 2017 hinh 1
Năm 2016, Cảng quốc tế Cái Lân (Quảng Ninh) tổ chức đón hàng trăm lượt tàu biển với sản lượng hàng hóa đạt khoảng 12 triệu tấn. (Ảnh: KT)

Một trong những điểm nhấn và cũng là dấu ấn trong phát triển kinh tế 2016 là việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2016 đi vào lịch sử kinh tế Việt Nam như là năm đầu tiên xác lập kỷ lục chưa từng có về thành lập doanh nghiệp, với 110.100 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù mức tăng trưởng GDP của năm 2016 không đạt mục tiêu đề ra (6,7%), song, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng 6,21% là một thành công.

Nợ công - gam tối trong kinh tế

Bên cạnh những điểm sáng, kinh tế 2016 vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: việc triển khai kế hoạch vốn đầu tư công chậm, một số dự án sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả thấp và tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn. Việc tái cơ cấu nhiều ngành, lĩnh vực còn chậm, xử lý nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém gặp nhiều khó khăn, kết quả thấp. Tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn đầu tư ngoài ngành chưa đạt kế hoạch.

Các thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản phát triển chưa bền vững, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn khi có gần 11.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh và hơn 55.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong năm 2016. Bên cạnh đó, nợ công ngày càng tăng cao và có nguy cơ vượt trần.

Dù khẳng định Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng trả 100% nợ công khi tới hạn, song điều mà nhiều chuyên gia kinh tế lo lắng là khi áp lực trả nợ gốc và lãi tăng lên, không gian cho chính sách tài khóa của Việt Nam sẽ bị thu hẹp và ảnh hưởng đến các khoản chi cho đầu tư phát triển, chi cho phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế.

Ông Bùi Ngọc Sơn, Phó Trưởng phòng Phòng Kinh tế thế giới, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới nhận định: “Nợ công và kể cả nợ nước ngoài có giai đoạn đã bắt đầu chồng lấp và mức độ ngày càng tăng lên”.

Triển vọng lạc quan dư địa kinh tế 2017

Năm 2017, mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước phấn đấu đạt 6,7%, chỉ số lạm phát dưới 4% và ngân sách phải bảo đảm cả Trung ương và địa phương. Đánh giá về dư địa năm 2017, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam vẫn đang ở vị thế rất thuận lợi so với nhiều quốc gia trong khu vực, chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định, có nhiều lợi thế khi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ngoài ra, trong năm 2017, giải ngân vốn đầu tư phát triển sẽ được thúc đẩy hơn, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự báo ổn định. Tăng cường xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, cơ cấu lại vốn đầu tư công theo hướng bố trí vốn tập trung, triển khai đúng các quy định của Luật Đầu tư công sẽ giúp hoạt động giải ngân trở nên hiệu quả hơn.

Xuất khẩu của Việt Nam vẫn tạo thế cạnh tranh nổi bật và chiếm lĩnh những thị trường, dòng vốn tiếp tục đổ về, sẽ tiếp tục khẳng định với những hiệp định thương mại đã hoặc sẽ ký với các nước đối tác.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực, nhờ cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo xung lực mới cho khu vực tư nhân trở thành động lực chính của năm. Việt Nam tiếp tục bảo đảm thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết.

Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ trọng tâm chỉ đạo điều hành là ổn định vĩ mô, tăng trưởng cao hơn năm 2016 gắn với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế...

Thủ tướng cũng chỉ rõ, cần đặc biệt quan tâm xử lý hai vấn đề quan trọng hiện nay là nợ xấu và nợ công. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách Nhà nước. Kiên quyết chống lợi ích nhóm, cơ chế xin - cho, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật./.

Thủy Tú/Báo TNVN
Theo 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

    Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

    Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đang là một giải pháp hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Đồng thời, giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người…

  • Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Đó là phương pháp trồng lúa hữu cơ đang được một số địa phương ở các tỉnh miền Trung triển khai, với phương pháp này người nông dân trồng lúa đã thu được hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm chất lượng, đồng thời góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

  • Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Lễ công bố xuất khẩu lô Sen sang thị trường Nhật Bản là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Buổi lễ tổ chức vào sáng ngày 07/5, tại huyện Tháp Mười, do Công ty Cổ phần Sen Đại Việt phối hợp với Hội Ngành hàng Sen Đồng Tháp tổ chức. Đến dự lễ có ông Nguyễn Phước Thiện - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười.

  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top