Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 2 năm 2020 | 21:47

Nhiều doanh nghiệp đã giảm giá thịt lợn xuống 75.000 đồng

Hiện, giá lợn hơi nơi cao nhất của Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam là 76.000 đồng/kg, thấp nhất 73.000 đồng/kg tùy theo vùng và trung bình khoảng 75.000 đồng/kg.

thit-lon.jpg

(Ảnh minh họa/TTXVN)

 

Ngày 16/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ làm việc tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam để nắm bắt tình hình phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm và dịch bệnh trên lợn.

Theo ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dabaco Việt Nam, trước tình hình hiện nay, thực hiện chỉ đạo cũng như đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đưa giá thực phẩm ổn định, bền vững, hiện giá lợn hơi nơi cao nhất của công ty là 76.000 đồng/kg, thấp nhất 73.000 đồng/kg tùy theo vùng và trung bình khoảng 75.000 đồng/kg.

Trước khi làm việc với Dabaco, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã làm việc với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam.

Tại cuộc làm việc, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc công ty cho biết, công ty đã giảm giá lợn 3.000 đồng/kg cho tất cả các khách hàng của công ty từ ngày 15/2. Hiện giá lợn của công ty là 75.000 đồng/kg (lợn 3 máu) và 73.000 đồng/kg (lợn 2 máu).

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao sự vào cuộc của các doanh nghiệp lớn như: Dabaco, C.P. Việt Nam cũng như một số doanh nghiệp vào cuộc đồng hành cùng Chính phủ, ngành nông nghiệp trong việc đưa giá lợn hơi xuống để đảm bảo ngành chăn nuôi cũng như thị trường tiêu dùng trong nước ổn định, bền vững.

Theo ông Nguyễn Như So, để chăn nuôi an toàn sinh học chi phí lên rất cao. Hiện giá thành sản xuất con giống không dưới 1,2 triệu đồng/con. Cộng với giá thức ăn, chi phí nhân công, phòng chống dịch bệnh và 5% tỷ lệ chết (đây là tỷ lệ lý tưởng), giá thành xấp xỉ 55.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Như So cho biết, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, đặc biệt là bệnh cúm A/H5N6, đơn vị đã thực hiện kiểm tra vật nuôi và thấy kháng thể giảm, công ty đã tổ chức tiêm phòng bổ sung, đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi tiêm bổ sung. Nếu không kiểm tra và tổ chức tiêm phòng, chăn nuôi an toàn sinh học thì vật nuôi sẽ rất dễ dịch bệnh.

Về đàn lợn giống, Dabaco có đàn lợn giống lớn chỉ sau Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam. Dịch tả lợn châu Phi đã làm công ty thiệt hại 20% tổng đàn, đặc biệt là tại cơ sở ở Hà Nam. Sau khi tổ chức khử trùng, đảm bảo trang trại an toàn, công ty cho tái đàn tại Hà Nam và đã bắt đầu cho sinh sản với 3.200 nái.

Theo ông Nguyễn Như So, hiện tổng đàn nái của công ty đã tăng 5% so với trước khi bị dịch, hiện 6.000 con. Từ nay đến cuối năm, công ty sẽ tăng 5% tổng đàn. Tổng đàn lợn của công ty hiện 250.000 con; trong đó gia công khoảng 150.000 con.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao kinh nghiệm, giải pháp chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm của Dabaco. Công ty cần tiếp tục hoàn thiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để đảm bảo chăn nuôi an toàn, hiệu quả cũng như bảo vệ đàn giống.

“Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp cứu cánh trong trường hợp chưa có vắc xin. Chúng ta sẽ ngăn chặn được dịch nếu chăn nuôi an toàn sinh học căn cơ, hiệu quả,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Top