Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 7 năm 2018 | 9:30

Nhớ lại hành trình kỷ niệm 40 năm chiến thắng Đồng Lộc

Dư âm về tận quê nhà, các tỉnh thành trong cả nước và bà con kiều bào ở nước ngoài thông qua kênh VTV4 do HTV9 phát lại sau đêm nhạc ngợi ca sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ tại Ngã ba Đồng Lộc Hà Tĩnh.

Đêm nhạc “Như những thiên thần” ngày 3/10/2006 truyền hình trực tiếp trên HTV9 tại nhà hát lớn TP. Hồ Chí Minh, lần đầu tiên, Hội đồng hương Hà Tĩnh ghi được một điểm 10 về ca khúc cách mạng giữa lòng thành phố mang tên Bác. Dư âm về tận quê nhà, các tỉnh thành trong cả nước và bà con kiều bào ở nước ngoài thông qua kênh VTV4 do HTV9 phát lại sau đêm nhạc ngợi ca sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ tại Ngã ba Đồng Lộc Hà Tĩnh, thông qua những nhân chứng cụ thể, với sự dàn dựng công phu và hấp dẫn của ê kíp làm chương trình, để lại dấu ấn đậm sâu trong công chúng. Khi ngồi viết lại ký ức, người viết vẫn xốn xang trong lòng như sự việc mới diễn ra hôm qua.
 
Ngã ba Đồng Lộc
 
Báo Công an TP. Hồ Chí Minh, nơi chị Nguyễn Thị Hồng Ánh - Phó chủ tịch Hội đồng hương, Trưởng ban công tác bạn đọc, khi làm chương trình đã báo cáo để lãnh đạo báo biết nhưng những cảm xúc dâng trào và lay động mới có được khi kết thúc đêm diễn. Để ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ và đặc biệt là 10 liệt nữ thanh niên xung phong ngã xuống nơi yết hầu Ngã ba Đồng Lộc ngày 24/7/1968, được sự đồng ý của lãnh đạo Công an TP. Hồ Chí Minh và các cấp có thẩm quyền theo đề xuất của Tổng biên tập kết hợp với Hội Âm nhạc thành phố tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc về “10 bông hoa trinh liệt Ngã ba Đồng Lộc”. Lễ phát động sáng tác được công bố ngày 25/7/2007 tại Báo Công an TP. Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh các nhạc sĩ và ban lãnh đạo báo chưa ai có dịp về Hà Tĩnh, đó cũng là khó khăn về thực tế sáng tác mà báo đang tìm phương án phù hợp. Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Xuân Lam, Chủ tịch Hội đồng hương đã trân trọng mời đoàn, đồng thời tài trợ toàn bộ vé máy bay cho đoàn nhạc sĩ về Hà Tĩnh. Đoàn gồm các nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Trần Long Ẩn, Đào Văn Sử, Phạm Minh Tuấn, Quỳnh Hợp, Nguyễn Thập Nhất, Đào Trọng Minh, Nguyễn Hữu Xuân, Phạm Minh Tuấn, Phan Long. Đoàn do chị Nguyễn Thị Hồng Ánh tháp tùng đã nhận được sự đón tiếp nồng hậu của ban lãnh đạo tỉnh và các ban nghành liên quan.
 
Sau chuyến đi, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã có những sáng tác về Đồng Lộc, về Hà Tĩnh, ông say sưa, khó tả, rất vui và sau này ca khúc của ông đã đoạt giải nhất với bài “Tình yêu của mẹ” phổ thơ Nguyễn Thị Hồng Ánh. Nay ông đã đi xa, nhưng trước đây mỗi khi nhắc đến Hà Tĩnh, Đồng Lộc là ông lại rất hồ hởi, và tiếc rằng, Hà Tĩnh đẹp, cảm nhận dâng trào thế mà về quá trễ. Đó cũng là lý giải vì sao mảnh đất Hà Tĩnh có nhiều bài hát hay, mà ca khúc của các nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Trần Hoàn, Ngọc Thịnh, An Thuyên... là tiêu biểu.
8untitled.jpg
Ngã ba Đồng Lộc

Cuộc thi sáng tác ca khúc về Đồng Lộc được thực hiện từ 7/2007 đến 4/2008, 84 tác phẩm được gửi tới ban tổ chức, hội đồng âm nhạc đã họp để chọn ca khúc đoạt giải. Hội đồng giám khảo (nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Phó tổng thư ký, Thường trực Hội Âm nhạc; nhạc sĩ Trần Anh, thành viên hội đồng nghệ thuật; nhà văn, nhà báo Trần Tử Văn, Phó TBT Báo Công an TP. Hồ Chí Minh) đã chọn được 11 ca khúc bao gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải khuyến khích. Để chuẩn bị cho việc công bố giải thưởng, Báo Công an thành phố, Hội Nhạc sĩ, Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức báo cáo tác phẩm dự thi tại nhà thi đấu Nguyễn Du. Báo Công an thành phố đã kêu gọi các nhà tài trợ và lo kinh phí để tổ chức thành công đêm nhạc.

 
Sau đêm nhạc, ra mắt công chúng về cuộc thi, tiếp theo là phần trao giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích. Báo Công an thành phố với vai trò chủ trì, Hội Âm nhạc đồng hành, Đài truyền hình lên sóng, Hội đồng hương với vai trò là nhà tài trợ chính. Nhưng thời gian qua, Hội đồng hương chưa kêu gọi được nhiều, nếu không có sự quyết tâm của Báo Công an thành phố thì cũng rất khó khăn để tổ chức trao giải. Lần này câu chuyện to hơn, quan trọng hơn thì tính sao đây? Vấn đề là làm ở đâu, ở thành phố hay về Hà Tĩnh, tại Ngã Ba Đồng Lộc?
 
Làm ở đâu liên quan đến kinh phí ở đó. Nếu ở thành phố cần khoảng 700 triệu là được, nếu về Hà Tĩnh thì phải tiền tỷ. Chuyện tài trợ với tư cách là nhà tài trợ chính của chương trình trao giải, sẽ được trao đổi ở một dịp khác.
 
Tại cuộc họp, ban tổ chức đã nghe toàn bộ kịch bản của đạo diễn Hà Thanh Hoàng sau chuyến đi thực tế tại Hà Tĩnh. Chuyến đi lần đầu về quê hương Hà Tĩnh sau đêm nhạc 3/10/2006, đạo diễn có cảm giác khó tả, lưu luyến. Hà Tĩnh là nơi có phong cảnh hữu tình, con người dễ mến, thân thiện. Chỉ lần đầu gặp đã gây ấn tượng và cảm xúc dâng trào, nên khi làm kịch bản là thổi vào đó sự trang nghiêm, oanh liệt, đặc biệt là sự hy sinh của các anh chị, các o, các anh hùng liệt sĩ tại Ngã ba Đồng Lộc mà không có gượng ép. Đạo diễn cam kết là chương trình sẽ hay và bên nào xem cũng xúc động.
 
Thông qua sự quan tâm của anh Phan Xuân Biên, người con của Hà Tĩnh đang là Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Anh Phan Xuân Biên đã chuyển tải những lời khen ngợi của lãnh đạo thành phố đến bà con đồng hương qua đêm nhạc 3/10/2006. Lần này, sự việc thuận lợi hơn, sau khi lãnh đạo Báo Công an TP. Hồ Chí Minh báo cáo, được sự hỗ trợ của anh Phan Xuân Biên, Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh đã vào cuộc nhanh chóng. Ban giám đốc quyết định đưa xe màu vệ tinh mới mua từ TP. Hồ Chí Minh về Hà Tĩnh để lên sóng trực tiếp.
 
Hành trình về Hà Tĩnh
 
Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Đồng Lộc đã có kế hoạch tổ chức của tỉnh tối ngày 24/7/2008, được một đơn vị truyền thông và VTV1 thực hiện. Sự kiện trao giải cuộc thi do Báo Công an thành phố, Hội Nhạc sĩ, Đài truyền hình, Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TP. Hồ Chí Minh sẽ làm vào thời gian và ở địa danh nào ở Hà Tĩnh là câu chuyện phải bàn. Đoàn công tác của Báo Công an thành phố do anh Trần Trọng Dũng, Phó Tổng biên tập cùng đi với ông Nguyễn Xuân Lam, Chủ tịch Hội đồng hương, đạo diễn Hà Thanh Hoàng về Hà Tĩnh vào một ngày đầu tháng 7/2008. Ngày 19/7/2008 - ngày chị Võ Thị Tần, tiểu đội trưởng gửi thư về cho mẹ là phù hợp để tổ chức chương trình. Khó khăn trước 5 ngày cho sự kiện 24/7 thì phải kết hợp như thế nào để không ảnh hưởng chương trình chính. Thông thường khi làm một sự kiện lớn ngoài trời, không có cơ sở vật chất thì cần có sự chuẩn bị sân khấu, âm thanh, ánh sáng, chạy chương trình, phải có thời gian tối thiểu trước 10 ngày. Hơn nữa, điều tế nhị là 2 chương trình của 2 đơn vị khác nhau thực hiện và khi xem qua kịch bản thì chương trình có sự chuẩn bị công phu được làm trước sẽ khó cho chương trình sau.
 
Vậy nên khi đoàn công tác về gặp ban tổ chức lễ hội của tỉnh thì được hướng dẫn là nên làm ở TP. Hà Tĩnh. Sau khi bàn bạc, cân nhắc, quyết tâm của lãnh đạo Báo Công an và Hội đồng hương là làm ở Ngã ba Đồng Lộc, còn nếu làm ở TP. Hà Tĩnh thì làm ở Sài Gòn chứ về Hà Tĩnh làm gì cho tốn kém.
 
May sao khi chưa tìm được sự đồng thuận thì anh Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy đi công tác vừa về. Tâm nguyện của anh Bình cũng muốn làm tại Ngã ba Đồng Lộc và cũng là dịp hiếm có 4 đơn vị của TP. Hồ Chí Minh về Hà Tĩnh. Cuộc họp bàn tối hôm trước đến 22 giờ thì quyết định, cử anh Hà Văn Thạch, Thường vụ Tỉnh ủy cùng đoàn của Báo Công an thành phố, Hội đồng hương, đạo diễn đi xuyên đêm ra Hà Nội để sáng sớm gặp đơn vị thực hiện đêm diễn 24/7/2008 bàn bạc cụ thể. Kết quả của sự quyết tâm phải làm ở Đồng Lộc đêm 19/7 sau khi bàn bạc là để lại sân khấu, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho đêm 24/7/2008, ban tổ chức sẽ hỗ trợ một phần kinh phí, vậy là ổn.
 
Ban tổ chức đêm trao giải “Ca khúc viết về Đồng Lộc” được thành lập gồm có: Nhà văn, nhà báo Trần Tử Văn, Phó TBT Báo Công an TP. Hồ Chí Minh – Trường ban; nhà báo Nguyễn Xuân Lam, Chủ tịch Hội đồng hương Hà Tĩnh - Phó ban; bà Phan Thị Tố Hoa, Phó bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh - Phó ban. Ban tổ chức đêm nhạc dưới sự chủ trì của đồng chí Thiều Đình Duy, Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
 
Công việc chuẩn bị của các bộ phận được ban tổ chức phân công cụ thể. Ê kíp thực hiện chương trình dưới sự chỉ huy của đạo diễn Hà Thanh Hoàng, với hành trang khoảng 50 người và 8 xe ô tô vận tải lớn chở trang thiết bị sân khấu, âm thanh ánh sáng và phụ kiện khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh với khẩu hiệu trên mỗi thành xe tiến về Ngã ba Đồng Lộc vào những ngày đầu tháng 7/2008. Phải kể đến câu chuyện làm sân khấu “đồ giả như thật” do ông Nguyễn Bá Tòng, người nổi tiếng trong thiết kế sân khấu ở phía Nam đang làm sự kiện tại Nha Trang, với ý nghĩ lúc đầu là giao cho con, và nhân viên thực hiện sân khấu. Nhưng sau khi ông Tòng trực tiếp đến thị sát tại Ngã ba Đồng Lộc, trên đường về thì hoàn toàn thay đổi ý định. Có cái gì đó, ân tình, khó nói, khó tả, ông Tòng hứa với ban tổ chức là sẽ trực tiếp chỉ huy làm sân khấu phục vụ đêm diễn. Đoàn xe và các nhân viên đến Đồng Lộc, hạ trại, ăn ngủ tại hiện trường và bắt tay vào công việc khẩn trương cả ngày và đêm. Ai từng đến Ngã ba Đồng Lộc những đêm từ ngày 10 đến 18/7/2008 trước đêm diễn đã chứng kiến sự lao động khẩn trương của những người thực hiện hậu trường.
 
4 đơn vị của TP. Hồ Chí Minh đã tập trung quân số, hoàn tất các khâu chuẩn bị có sự tham gia phối hợp của các đơn vị tại chỗ, với nhiều câu chuyện vui, ý nghĩa./.
Nguyễn Xuân Lam - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Hương Hà Tĩnh tại TP. Hồ Chí Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top