Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 8 tháng 12 năm 2018 | 11:32

NN Tây Nguyên: Chuẩn bị 1.500ha hoa phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân các vùng hoa trọng điểm của Đà Lạt đang tất bật chăm sóc cho vụ hoa Tết Nguyên đán 2019.

Ông Nguyễn Đức Cứ, Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt cho biết, tổng diện tích hoa các loại phục vụ Tết Nguyên Đán 2019 của Đà Lạt là 1.500ha. Trong đó, hoa cúc 544ha, hoa hồng 312ha, lay ơn 154 ha, hoa lily 75 ha (khoảng 25 triệu cành), cát tường 120 ha (khoảng 40 triệu cành), địa lan 35 ha  (khoảng 400 nghìn cành) và một số loại hoa khác chiếm 260 ha. 

 

l-hoa-cuc-6666.jpg
 Bà con chăm sóc hoa Tết 2019

 

Theo ông  Cứ, nhờ bà con nông dân chú trọng chăm sóc, nên phần lớn diện tích hoa cung cấp cho thị trường Tết sắp tới, đều sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, hiện một số vườn địa lan trên địa bàn Đà Lạt đã có dấu hiệu trổ hoa, khả năng nở sớm là rất lớn. 

Đà Lạt: Chuyên canh hoa cúc thu lợi nhuận cao

Trong khi nhiều vùng hoa cúc trong TP. Ðà Lạt liên tục giảm năng suất do bệnh sọc thân, thì vùng hoa cúc Măng Lin vẫn đạt khoảng 1 - 1,5  tỷ đồng/ha/năm     
 

lat-hoa-no-99999.jpg

 Ông Hòa trong vườn hoa cúc thu nhập 1,5tỷ đồng/ha/năm(Ảnh V.V)

 

Đi tiên phong đưa hoa cúc về trồng ở Măng Lin, và áp dụng cách chăm sóc hiệu quả gần 20 năm, ở vùng Măng Lin này là nông gia Trần Ngọc Hòa, người vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng tuyên dương  xuất sắc trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp 5 năm qua.

Theo đó, năm 2002, ông Hòa mạnh dạn mua 5.000 m2 đất ở khu vực Măng Lin, Phường 7, Đà Lạt, bắt đầu “sự nghiệp” chuyên canh hoa cúc kim cương. Năm 2017, ông mua tiếp 5ha ỏ Măng Lin, trong đó, 4 ha chuyên canh hoa cúc nhà kính, 1 ha làm vườn ươm giống bằng phương pháp giâm cành, tạo rễ mới. 

Tính từ năm 2014 - 2018, lợi nhuận hàng năm trên mỗi hecta hoa cúc kim cương chuyên canh của ông Hòa liên tục tăng từ 500 - 800 triệu đồng, rồi vượt lên 1 tỷ-  1,5 tỷ đồng. Riêng vườn ươm cây giống hoa cúc chất lượng cao, không chỉ đáp ứng kịp thời và đầy đủ nguồn giống sản xuất tại chỗ, mà còn cung cấp cho nông dân khu vực Măng Lin, thu lợi nhuận 500 - 600 triệu đồng/năm.

Ông Hòa chia sẻ: “Hoa cúc kim cương sau khi gieo trồng khoảng 2 ngày phải thắp điện sáng từ 20 giờ đêm hôm trước đến 2 giờ sáng hôm sau. Liên tục 1 tháng như vậy,  cây sẽ cao từ 25 - 30 cm. Hai tháng tiếp theo ngắt điện và ngắt bỏ những nụ hoa phụ để tập trung nuôi 1 nụ hoa phát triển thành một đóa hoa cúc kim cương thương phẩm...”. 

“Hàng ngày tôi tiếp xúc với nhiều nông dân trồng hoa cúc ở Đà Lạt đến trao đổi, bổ sung kinh nghiệm.  Theo đó, tôi thường xuống giống, bón phân, tưới nước, phòng trừ dịch hại, thu hoạch  đúng thời điểm. Chọn lựa đúng thuốc, phối trộn liều lượng  dinh dưỡng phù hợp, cân đối... Nhờ vậy, hoa của chúng tôi thường xuyên loại trừ bệnh hại, đặc biệt là bệnh sọc thân”. Ông Hòa nói thêm.

Hiện, nông gia Trần Ngọc Hòa được cử làm Tổ trưởng Tổ sản xuất hoa cúc khu vực Măng Lin, với 60 hộ thành viên. Dự kiến đây là số nông hộ nòng cốt để xây dựng Hợp tác xã sản xuất hoa cúc Măng Lin, Đà Lạt trong năm 2019.

Đắk Lắk: Biến khu đất hoang thành vườn rau khởi nghiệp 

Từ 4 tháng nay, trên khu đất rộng bỏ hoang, khoảng 5 sào, gần khu vực ký túc xá Trường Đại học Tây Nguyên, được các sinh viên Nguyễn Văn Linh, Trần Đăng Hưng, Nông Đình Lâm  dọn sạch cỏ và trồng rau cải, rau muống, đậu bắp, mồng tơi, cà rốt… Đặc biệt, họ vừa học vừa làm nông dân bắt sâu, dọn cỏ, cắt rau, và đi tiêu thụ...

 

l-rau-99999.jpg

 Các sinh viên  trao đổi cách xử lý sâu bệnh

 

Đó cũng chính là nông trại rau hữu cơ khởi nghiệp của 3 chàng kỹ sư, cử nhân sắp tốt nghiệp khoa Kinh tế, ngành Lâm sinh, khoa Nông lâm. Được biết, sau gần một năm tiếp cận nông nghiệp công nghệ cao tại Israel, theo chương trình hợp tác giữa Đại học Tây Nguyên và Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Ramat Negev, họ bắt đầu thực hành.

Sau khi về nước, Hưng và Lâm muốn áp dụng kiến thức đã học, xây dựng một trang trại rau hữu cơ. Gặp nhau ở ý tưởng, ba chàng trai cùng bỏ vốn để thực hiện dự án của mình. Được sự giúp đỡ của một giảng viên khoa Nông lâm, nhóm đã được Trường Đại học Tây Nguyên cho mượn 5 sào đất trong khuôn viên trường.

Để tránh sâu bệnh, các kỹ sư nông nghiệp chú trọng cách xử lý đất thật kỹ, chọn giống cẩn thận. Mỗi khi rau xuất hiện dấu hiệu bất thường, cả nhóm lại cùng bàn bạc, tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè tìm cách xử lý.

Ngoài ra, nhóm còn tự liên hệ tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách tiếp thị với cửa hàng rau an toàn, công ty thực phẩm, quảng cáo trên mạng xã hội. Nguyễn Văn Linh cho biết: “Sau hai tháng vườn rau đã cho thu hoạch. Hiện, mỗi ngày chúng em thu khoảng 30 kg rau các loại, chủ yếu bán cho các cửa hàng thực phẩm sạch, Công ty Rau sạch Nico Nico Yasai xuất đi TP. Hồ Chí Minh và bán cho thầy cô, sinh viên trong trường. Chúng em nhận đặt và vận chuyển rau đến tận nơi cho khách. Doanh thu mỗi ngày khoảng 1 triệu đồng”.

Hiện, nhóm đang ấp ủ ý định thành lập doanh nghiệp, xây dựng chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, và trồng thêm rau thủy canh.

Gia Lai: Trồng rau thu nhập cao gấp 10 lần trồng lúa.

Sau 1 năm thành lập và đi vào hoạt động ổn định, 2 HTX rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã giúp các thành viên “ăn nên, làm ra”, nâng cao thu nhập.

g-l-rau-at-3333.jpg

 Ông Hải Giám đốc HTX Rau an toàn Ia Peng  chăm sóc rau( Ảnh: Trần Đức)

Tận dụng lợi thế đất vườn tại trung tâm vựa lúa Ayun Hạ, quanh năm chủ động nước tưới, nên người dân Phú Thiện đã phát triển nghề trồng rau  hơn 20 năm nay. Chưa có thống kê chính xác, nhưng diện tích rau xanh của huyện không dưới 100 ha; trong đó, nhiều nhất ở thị trấn Phú Thiện và các xã: Ia Sol, Ia Peng…

Song, lâu nay người dân vẫn sản xuất tự phát, quy mô nhỏ, nên chưa phát huy được ưu thế của nghề trồng rau. Để khắc phục, năm 2018, huyện Phú Thiện đã thành lập 2 HTX rau an toàn ở xã Ia Peng và Thị trấn Phú Thiện. Đồng thời, xây dựng 2 cánh đồng lớn trồng rau với tổng diện tích 10 ha.

 Ông Mai Ngọc Quý, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Phú Thiện cho biết: “Chủng loại rau đa dạng, nhiều nhất là rau ngót; thị trường tiêu thụ là TP. Hồ Chí Minh. Những cánh đồng rau lớn đã cho thu nhập cao gấp 10 lần trồng lúa”.

  HTX Rau an toàn  Phú Thiện có 10 thành viên, với tổng diện tích hơn 4 ha.  Từ diện tích này, nếu canh tác tốt, hàng năm có thể cung ứng cho thị trường 150 tấn rau an toàn. Đến nay đã có 9 thành viên HTX Rau an toàn Thị trấn Phú Thiện, sản xuất rau trong nhà kính, quy mô 200-1.000 m2, chủ yếu rau ăn lá, rau gia vị và các loại củ quả.

 Ngoài ra, HTX cũng đã xây dựng 1 điểm kinh doanh rau an toàn tại trung tâm huyện Phú Thiện và ký hợp đồng cung ứng cho các doanh nghiệp ở TP. Đà Nẵng.

 “Thị trấn Phú Thiện hiện có trên 20 ha rau các loại, trong đó có 10 ha rau an toàn. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia HTX, ký hợp đồng để tìm đầu ra ổn định cho các thành viên. Ngoài ra, chúng tôi mong các cơ quan chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật, vốn và cơ sở vật chất để hoạt động ổn định, hiệu quả hơn” -Ông Nguyễn Văn Phúc-Giám đốc HTX Rau an toàn thị trấn Phú Thiện bày tỏ.

 Tháng 10-2017, xã Ia Peng cử ông Đàm Thanh Hải thành lập HTX Rau an toàn. Theo đó, huyện Phú Thiện hỗ trợ HTX 200 triệu đồng xây dựng nhà lưới, anh Hải vận động 29 nông dân các xã Ia Peng, Ia Sol, Thị trấn Phú Thiện và xã Ia Trok (huyện Ia Pa) tham gia HTX.

 Với tổng diện tích rau ngót 20 ha và 6.000 m2 nhà lưới, trồng các loại rau khác theo  chuẩn VietGAP. Riêng xã Ia Peng có 10 nông dân góp được 8 ha đất trồng rau ngót cho HTX.

 Ông Hải cho biết, hàng ngày, HTX có 2 xe tải chuyên đi thu gom rau để tiêu thụ. “ Huyện cho mở 2 cửa hàng rau sạch ở Thị trấn Phú Thiện và chợ Thanh Bình (xã Ia Peng). Ngoài ra, các thị trường chính của rau ngót là Đak Lak và TP. Hồ Chí Minh, HTX cung ứng ổn định khoảng 4-5 tấn rau/ngày; đồng thời TP. Pleiku cũng tiêu thụ khoảng 1 tấn rau/ngày. Tính ra thu nhập từ trồng rau ngót đạt xấp xỉ 750 triệu đồng/ha/năm”-Giám đốc HTX Rau an toàn Ia Peng nói.

 Chuẩn bị hoa đón Tết Kỷ Hợi 2019; trồng hoa và rau cho thu nhập “khủng”, gấp 10 lần trồng lúa; biến đất hoang thành vườn rau khởi nghiệp là những tin nổi bật trong tuần qua tại Tây Nguyên.

 

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top