Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 11 tháng 6 năm 2016 | 1:36

Nón lá Trường Giang: Nghề phụ, thu nhập chính

An mình bên dòng sông Hoàng quanh năm bồi đắp phù sa, xã Trường Giang (Nông Cống - Thanh Hóa) là cái nôi phát triển của nhiều làng nghề, và may nón lá là một làng nghề điển hình. Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, làng nghề may nón lá của Trường Giang vẫn đứng vững và ngày một phát triển.

Các em nhỏ trong làng thường tập trung lại một nhà để may nón.

Các cụ cao niên trong làng kể lại: Nghề may nón lá Trường Giang được du nhập vào làng Tuy Hòa rồi tới Yên Lai từ năm 1867. Nghề do cụ Lê Văn Huầy, dòng họ Lê Văn, người gốc ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) truyền nghề và gây dựng.

Dạo bước trên con đường làng trải nhựa phẳng lỳ, chúng tôi dễ dàng nhận ra sự phát triển của làng nghề may nón, mỗi nhà có 1-2 người thợ chăm chút cho từng đường kim mũi chỉ. Nhờ có chính sách phát triển làng nghề mà giờ đây cuộc sống của người dân trong xã được nâng cao, từng bước đi lên để đạt được những tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Được biết, Trường Giang có ba thôn nhưng nghề này phát triển ở hai thôn Yên Lai và Tuy Hòa với số lượng nhân công  khoảng 1.200 nhân khẩu, sản lượng từ 2.400 - 3.000 chiếc/ ngày.

Thu nhập của người làm nghề khá ổn định, trừ chi phí, thu lãi 20 nghìn đồng/chiếc.

Quan sát các công đoạn để sản xuất thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm ra được chiếc nón lá đảm bảo lượng và chất. Tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi càng khâm phục những người thợ nơi đây, khi mà địa phương không hề có loại lá để làm ra chiếc nón, và cũng không tồn tại chất liệu để làm ra khuôn cũng như cước để may nón. Tất cả những vật liệu để có thể làm ra  nón lá đều phải nhập từ nơi khác. Lá được lấy từ cây buông của các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai; còn vành tạo hình dáng từ cây vàu, cây nứa trên các huyện xa xôi Quan Hóa, Bá Thước. Thế nhưng, bằng niềm yêu nghề cũng như sự chăm chỉ của người dân, làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Để có được sản phẩm tung ra thị trường phải trải qua nhiều công đoạn. Trước tiên phải phơi lá 3 nắng nếu nắng to và sau đó thả sương 1 đêm với mục đích làm cho chiếc lá dẻo dai, có thể đội nắng, đội mưa cùng người nông dân trong các sinh hoạt. Sau đó xông lá bằng lưu huỳnh để cho chiếc lá trắng tinh khôi như vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Cuối cùng, với bàn tay thoăn thoắt, chỉ trong 1-2 giờ đồng hồ, sản phẩm mang tên nón lá Trường Giang ra đời.

Ông Lê Sĩ Quang (57 tuổi, thôn Yên Lai), người gắn bó với nghề từ bé, chia sẻ: “Để làm ra chiếc nón đảm bảo chất lượng mẫu mã không hề đơn giản, phải sàng lọc kĩ càng các chi tiết dù là nhỏ nhất. Nhà tôi có 4 nhân công, mỗi người một công đoạn, cứ rảnh rỗi là làm, thu nhập cũng khá ổn định. Thị trường chủ yếu là các tỉnh Thái Bình, Nam Định và một số địa phương phát triền du lịch.”

Thương hiệu nón lá Trường Giang đã và đang được người dân gần xa đón nhận. Khẳng định rằng, nhiều năm trở lại đây, trong lúc không ít nghề truyền thống càng mai một thì nghề làm nón lá ở xã Trường Giang vẫn sống khỏe, giúp hàng trăm hộ dân địa phương thoát nghèo và có cuộc sống khá giả.

Năm 2014, làng đã được công nhận làng nghề do Hiệp hội Làng nghề tỉnh Thanh Hóa công nhận; năm 2015, nón lá xã Trường Giang vinh dự lọt top 100 thương hiệu nổi tiếng cả nước.

Ông Đậu Minh Hùng, Chủ tịch UBND xã Trường Giang, cho biết: “Tuy chưa thành lập được HTX  nhưng xác định đây là nghề mang lại thu nhập chính cho người dân, sắp tới xã sẽ có những bước đi mạnh dạn để thương hiệu nón lá Trường Giang ngày càng bay xa’’.

Đình Ban

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top