Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 4 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 12 năm 2021 | 10:52

Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp

Sáng ngày 2/12 tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn Quốc gia lần thứ VI với chủ đề: “Nông dân với chuyển đối số nông nghiệp”.

26200717249510164882448406124306079990136823n-1638412022425397162107.jpg
Đoàn chủ tọa Diễn đàn
 
 
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay đang tác động đến mọi mặt của xã hội, trong đó lĩnh vực nông nghiệp không nằm ngoài sự tác động này. Chuyển đổi số trong nông nghiệp làm cho sản lượng tăng, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp được nâng cao, nhiều loại sản phẩm nông nghiệp được thị trường quốc tế ưu chuộng, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể hàng năm cho Đất nước.
 
Hiện nay, kinh tế số đang là xu thế tất yếu của thời đại, được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Đặc biệt, dưới tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã không còn là giải pháp lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và từng lĩnh vực, từng người dân.
 
Với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế quốc dân, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ là một trọng những yếu tố then chốt giúp nông dân, trang trại, HTX, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn.
 
Diễn đàn Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp có 2 chủ đề gồm: Chuyển đổi số nông nghiệp – cuộc “cách mạng” ruộng đồng và Hành trang cho nông dân bước vào thế giới chuyển đổi số.
 
2622999082806347040120482720240595219555440n-1638408683258645753999.jpg
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến
 
Phát biểu chia sẻ tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã gợi ý một số nội dung để thảo luận, trong đó làm rõ được khái niệm chuyển đổi số trong nông nghiệp; những khó khăn, vướng mắc của người nông dân trong tiến trình chuyển đổi số nông nghiệp. Người nông dân phải chuẩn bị những gì, điều kiện ra sao để thực hiện chuyển đổi số?; cơ hội, thách thức và tiềm năng khi thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp; làm thế nào để xây dựng được cơ sở dữ liệu thống nhất của ngành nông nghiệp; làm thế nào để ngành nông nghiệp và Hội Nông dân cùng nhau hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của người nông dân và đưa ra các đề xuất, sáng kiến, kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ có các giải pháp, kế hoạch, chương trình cụ thể để hành động vì một nền nông nghiệp số với những người nông dân số.
 
26282203049511314749000081308453833791102005n-163841594073248782564.jpg
Nhà báo Lưu Quang Định, TBT Báo Nông thôn ngày nay
 
Tham luận của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho rằng, CNS hiện nay đã có rất nhiều ứng dụng tạo sự liên kết trong tất cả lĩnh vực kinh tế, trong đó lĩnh vực nông nghiệp cũng có nhiều ứng dụng giúp nông dân giảm bớt được sức lao động, làm năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng cao. Tạo được mối liên kết từ người nông dân, nhà quản lý, doanh nghiệp chế biến, từ đó đưa sản phẩm nông nghiệp đến các thị trường tiêu thụ.
 
Theo Báo cáo (Nền kinh tế số Đông Nam Á E-Conomy SEA 2021) nền kinh tế số của Việt Nam đã đạt 16 tỷ USD năm 2020, đạt 21 tỷ USD vào năm 2021(tăng 31%) và dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá có sự phát triển mạnh mẽ trong kinh tế số.
 
26194474345237845577285916937772398601724213n-16384146485851077478160.jpg
Nông dân Hoàng Quang Đông - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021.
 
Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn khi ứng dụng CNS vào nông nghiệp, đó là hạn chế về trình độ CNS cấp quốc gia mới chỉ ở mức trung bình, cơ sở dữ liệu quốc gia còn thấp, cần phải được số hóa nhất là ở vùng sâu vùng xa, chất lượng đội ngũ cán bộ, logictics, kết nối các hộ nông dân và các doanh nghiệp chưa có nhiều.
 
Việc đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng CNS vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn hạn chế chiếm 0,6 GDP thấp hơn nhiều so với các nước khác, do đó Việt Nam xếp hạng gần cuối về kỹ năng số trong khu vực.
 
Về doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam vẫn là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình, do các doanh nghiệp này thiếu vốn để đầu tư phát triển. Thiếu thông tin kết nối với các doanh nghiệp, nông dân và thị trường cũng là một rào cản làm cho các doanh nghiệp ở lĩnh vực này không phát triển.
 
Đối với nông dân chưa có những người nông dân sản xuất giỏi, quy mô sản xuất nhỏ do đất đai không được tích tụ nhiều, thiếu sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, thiếu các mô hình sản xuất ứng dụng CNS để tham quan học tập. Phần lớn các hộ nông dân thiếu thông tin, thiếu vốn và thiếu công nghệ.
 
26108746045237841743952961894208192874312827n-1638414648601683522589.jpg
Nông dân chuyển đổi số Nguyễn Thế Hải.
 
Các tham luận trong Diễn đàn đều đưa ra những giải pháp, trong đó cần xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia, nâng cao nhận thức cho nông dân, khuyến khích đầu tư tài chính cho nông dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích tập trung đất đai, xây dựng các mô hình thí điểm để nông dân có điều kiện tham gia và học tập.
 
26241109749511535215644702477669906323786125n-1638415940897212177175.jpg
Ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản chia sẻ và trả lời các câu hỏi của các nông dân.
 
Trong Diễn đàn có rất nhiều câu hỏi của nông dân tiêu biểu, đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về chủ trương, chính sách, chế độ, những vướng mắc cần phải được giải quyết, tạo điều kiện để cho nông dân, doanh nghiệp hoạt động. Các câu hỏi đều được lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của Bộ NN&PTNT trả lời.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Top