Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2018 | 13:8

Nuôi xen ghép tôm - cua - cá: Tận dụng mặt nước, giảm ô nhiễm MT

Từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập trung nghiên cứu và triển khai một số mô hình trình diễn quy trình nuôi mới, đa dạng đối tượng nuôi, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững.

cua_qtri.JPG
Sau 6 tháng nuôi, cua đạt kích cỡ 4 con/kg.

 

Nhằm khôi phục nuôi tôm ở vùng nuôi thấp triều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập trung nghiên cứu và triển khai một số mô hình trình diễn quy trình nuôi mới, đa dạng đối tượng nuôi, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững.

Lợi nhuận 35 triệu đồng/0,4ha/6 tháng

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị tiếp tục triển khai mô hình “Nuôi tôm thẻ kết hợp cá đối mục và cua trong một ao nuôi” tại 3 hộ: ông Trương Hữu Anh, xã Gio Mai (Gio Linh), hai ông Nguyễn Văn Thuẫn, Trương Văn Hóa, xã Triệu Phước (Triệu Phong), với tổng diện tích 1,2 ha.

Sau khi chọn hộ thực hiện, Trung tâm tổ chức hai lớp tập huấn. Tại đây, cán bộ kỹ thuật cung cấp cho các hộ dân trong và ngoài mô hình những đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi trong ao theo hình thức nuôi xen ghép; hướng dẫn cải tạo ao nuôi, cấp nước, xử lý nước, gây màu nước trước khi thả giống; cách chọn và thả giống; chăm sóc và quản lý thức ăn trong quá trình nuôi; một số biện pháp phòng và trị bệnh trên đối tượng nuôi; biện pháp quản lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi; nội dung ghi chép và lưu giữ hồ sơ.

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Thuẫn nuôi tôm theo hình thức truyền thống, quá trình nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh, một số ao phải bỏ hoang. Nắm bắt thông tin từ khuyến nông viên xã Triệu Phước, năm 2018, anh đăng ký với Trung tâm Khuyến nông tỉnh để được thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp cá đối mục và cua trong cùng một ao. Tham gia mô hình, anh Thuẫn được  hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn. Với ao nuôi thử nghiệm 0,4ha, anh Thuẫn thả nuôi tôm, cua, cá với mật độ 10 con tôm thẻ, 0,5 con cá đối và 0,5 con cua/m2.

Anh Thuẫn cho biết: Trong quá trình thả giống, đối với cua, đặt các khay cua giống quanh mép ao cho nước vào rồi để cua từ từ bò ra ao. Đối với cá đối mục, chuyển bao giống xuống ao, để 15 phút cho cân bằng nhiệt độ rồi thả từ từ ra ao, phía trên hướng gió. Đối với tôm thẻ, khi vận chuyển về, ngâm bao giống trong ao 20- 30 phút, sau đó nhẹ nhàng thả ra ao.

Chị Hoàng Thị Thùy Trang, kỹ sư thủy sản của Trạm Khuyến nông huyện Triệu Phong, chia sẻ thêm về kỹ thuật chăm sóc: Trong một bữa ăn, để đảm bảo cho tôm, cua ăn đầy đủ thức ăn thì nên cho cá đối mục ăn trước, sau đó đến cua và cuối cùng là tôm. Quá trình cho ăn phải quan sát sức ăn và thời gian ăn của các đối tượng nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, sức khỏe tôm, cua, cá yếu... thì có thể giảm cho ăn hoặc ngừng cho ăn. Sử dụng chài, vó để kiểm tra lượng thức ăn cũng như sức khỏe của đối tượng nuôi.

Kết quả, sau 6 tháng thả nuôi, năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình khá khả quan. Tại hộ anh Thuẫn, tôm đạt kích cỡ 100 con/kg, cua đạt kích cỡ 4 con/kg và cá đối mục  5- 6 con/kg; trừ chi phí, lợi nhuận trên 35 triệu đồng.

Phù hợp với vùng nuôi thấp triều

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Lân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Phước, nói: “Qua quá trình triển khai nuôi kết hợp tôm, cua, cá trên địa bàn, tôi thấy mô hình cho hiệu quả kinh tế cao. Việc nuôi xen ghép không những tận dụng được mặt nước mà còn giảm tình trạng ô nhiễm môi trường ao nuôi”.

Nuôi xen ghép tôm, cua, cá là mô hình  khá phù hợp với vùng nuôi thấp triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Việc triển khai mô hình nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và hướng tới nghề nuôi ổn định. Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nhằm khôi phục một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả, đa dạng đối tượng nuôi và tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích theo hướng an toàn và bền vững.

 

 

Phan Việt Toàn
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top