Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 31 tháng 5 năm 2024  
  • Bảo vệ người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa một đòi hỏi cấp bách

    Bảo vệ người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa một đòi hỏi cấp bách

    Do người dân ở những vùng sâu vùng xa còn nhiều hạn chế về tiếp cận thông tin khiến họ vô tình tiếp sức cho những mặt hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường quá mỏng, việc đi lại bị hạn chế do giao thông cách trở nên công tác quản lý gặp không ít khó khăn. Vì vậy, việc bảo vệ người tiêu dùng là một vấn đề cấp bách. Và nếu chỉ có cán bộ quản lý thị trường thì không đủ sức mà cần có sự phối hợp của các ban ngành.

  • Bao giờ tình trạng "chặt - chém" chấm dứt?

    Bao giờ tình trạng

  • Đâu rồi vườn nhãn Bạc Liêu?

    Đâu rồi vườn nhãn Bạc Liêu?

    Tại ấp Chòm Xoài, có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (hậu duệ đời thứ ba của ông Trương Hưng) rộng đến 3ha, lớn nhất xã Hiệp Thành. Tại đây có một cây nhãn do ông Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ, gốc to 2 người ôm không xuể. Ông Trương Kiết xem cây nhãn này như báu vật, hàng ngày ra vào chăm sóc chu đáo. Trước đây, cây nhãn chỉ sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt và ra hoa kết trái. Từ năm 1965 đến nay, người dân Hiệp Thành làm được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan, từ đó chủ động lịch thời vụ cho nhãn ra trái sớm. Ước tính, trung bình 1 cây nhãn cổ có thể cho 300-400kg quả/vụ. Những năm nhãn được giá, nhiều hộ dân có mức thu nhập hàng chục triệu đồng/năm, thậm chí có hộ đạt cả trăm triệu đồng.

  • Cần bài trừ nạn mê tín dị đoan

    Cần bài trừ nạn mê tín dị đoan

    Những đối tượng hành nghề bói toán thường bất chấp pháp luật, lợi dụng sự cả tin của người dân để kiếm lời. Không ít người rất vui khi vừa rút được quẻ đại cát và đinh ninh rằng mình sẽ nhận được nhiều phúc, lộc trong năm mà không chịu hiểu phải lao động, làm việc mới gặt hái được thành quả. Hoặc không ít người quá tin lời thầy bói, thầy cúng... mà bỏ ra tiền triệu để mua tủ lạnh, ti vi, xe máy, ô tô, vàng mã, sau đó đốt thành tro. Tính sơ sơ, số tiền người ta bỏ vào để đốt vàng mã hàng năm có thể lên đến hàng tỷ đồng. Với số tiền ấy, giúp đỡ những đối tượng nghèo, người tàn tật và các gia đình chính sách sẽ có ích hơn rất nhiều.

  • Vui buồn chuyện đốt vàng mã

    Vui buồn chuyện đốt vàng mã

    Đến hẹn lại lên, vào những tháng giáp Tết, các cơ sở sản xuất vàng mã trên địa bàn TP. Đà Nẵng lại tăng tốc để đáp ứng nhu cầu tăng lên đột biến của thị trường. Dạo một vòng quanh các quận nội thành, chúng tôi gặp rất nhiều cửa hàng chuyên bán loại hàng đặc biệt này. Quần áo, giày dép, xe máy, xe hơi, ti vi, biệt thự..., thứ gì dương gian có thì “cõi âm” cũng có. Năm nay, vì muốn cạnh tranh nên nhiều cơ sở tung ra thị trường nhiều “mốt” mới, đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại. Đồ cho ông Táo có đầy đủ áo mũ cân đai; các bà có áo bà ba, áo dài, nón lá; các cô có son phấn, túi xách, guốc...

  • Chơi cây cảnh kiểu... "lâm tặc!

    Chơi cây cảnh kiểu...

    Những tay chơi cây cảnh kiểu này thường biện minh rằng chỉ những người chặt cây đốt than hay khai thác gỗ bán trái phép mới gọi là lâm tặc, còn họ là những người thức thời vì biết làm giàu bằng cách tận dụng tài nguyên rừng. Trên thực tế, nhiều gốc cây to sau khi được các tay chơi cây cảnh dày công cải tạo có giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, song song với lợi nhuận họ thu được, mỗi ngày rừng già phải tiễn biệt thêm biết bao cây cổ thụ.

  • "Loạn" còi xe

  • Cần có chế tài ngăn chặn nạn làm hàng giả

    Cần có chế tài ngăn chặn nạn làm hàng giả

  • Quảng Ngãi: Nỗi buồn “ốc đảo”

    Quảng Ngãi: Nỗi buồn “ốc đảo”

    Sau đợt lũ vừa qua, chúng tôi ghé thăm “ốc đảo”. Trên con đò nhỏ chở hàng chục người, chỉ có vài chiếc phao cứu sinh. Đứng lẫn trong đống hàng hoá, chúng tôi nhiều lần thót tim vì sợ rơi xuống nước.

  • Bao giờ có thương hiệu nước mắm Đức Lợi?

    Bao giờ có thương hiệu nước mắm Đức Lợi?

    Đức Lợi hiện có trên 600 hộ làm nghề chế biến nước mắm, mỗi năm cung cấp ra thị trường 3,5 - 4 triệu lít, chiếm 2/3 thị trường nước mắm của tỉnh, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần giúp bà con xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Nông dân cần sản xuất theo định hướng

    Nông dân cần sản xuất theo định hướng

  • Phân bón giả đầu độc nền nông nghiệp

    Phân bón giả đầu độc nền nông nghiệp

    Hai  năm nay, giá phân bón tăng gấp 2-3 lần so với các năm trước, nhưng chất lượng thì chả biết đâu mà lần, đâu là phân bón đúng nghĩa, khi loại nào cũng đóng bao lộng lẫy, nhãn mác tử tế.

  • Hà Nam: Nhiều công trình trường lớp còn... nghỉ hè!

    Hà Nam: Nhiều công trình trường lớp còn... nghỉ hè!

    Cũng trong tình trạng dở dang nhưng Trường Mầm non Bạch Thượng (huyện Duy Tiên) còn bi đát hơn. Trường đã được xã quy hoạch và xây dựng xong 7 phòng học, tuy nhiên, sau ngày khai trường các cháu vẫn không được học trong ngôi trường mới mà phải đi học nhờ. Nguyên nhân là xã mới xây dựng phần khung ngôi nhà, còn lại thì... chưa có gì. Cô Vũ Thị Loan, Hiệu trưởng nhà trường nói: “Trường có 11 lớp thì tất cả đều phải học nhờ trường tiểu học bên cạnh. Việc học chung rất bất tiện, còn khu trường mới thì... chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành!”.

  • Bắc Ninh: Trên 100 vụ vi phạm Luật Đê điều chưa bị xử lý

    Bắc Ninh: Trên 100 vụ vi phạm Luật Đê điều chưa bị xử lý

    Theo thống kê, Bắc Ninh hiện có trên 100 vụ lấn chiếm, vi phạm Luật Đê điều. Do tình trạng dân số bùng nổ quá nhanh, nhiều người ngang nhiên vào vùng cấm để xây nhà, lập nghiệp. Năm 2005, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức phá dỡ những nhà vi phạm. Sau một thời gian im ắng, các ngôi nhà mới lại đua nhau mọc lên.

  • 100 kWh/tháng, quy định bất hợp lý

    100 kWh/tháng, quy định bất hợp lý

    Quy định này rõ ràng chỉ có lợi cho ngành chủ quản, còn người dân thì luôn bị thiệt. Bởi lẽ, mỗi gia đình được quyền sử dụng 100 kWh/tháng là quy định đã được đưa ra mấy chục năm trước. Khi đó, kinh tế đất nước còn khó khăn, các gia đình chỉ có những vật dụng điện tối thiểu. Nay kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, họ sắm thêm nhiều vật dụng tiện nghi như: tủ lạnh, máy giặt, điều hoà nhiệt độ... nên mức sử dụng chắc chắn vượt mức 100 kwh/tháng.

Top