Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Thứ hai, ngày 1 tháng 12 năm 2008 | 10:42

Bao giờ có thương hiệu nước mắm Đức Lợi?

Đức Lợi hiện có trên 600 hộ làm nghề chế biến nước mắm, mỗi năm cung cấp ra thị trường 3,5 - 4 triệu lít, chiếm 2/3 thị trường nước mắm của tỉnh, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần giúp bà con xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, xin giấy phép kinh doanh, quan tâm hơn xây dựng hình ảnh, nhãn hiệu hàng hóa nhằm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng cả nước. Đến nay, nhiều thương hiệu đã tạo được uy tín và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng như: Yến Phương, Phát Hải, Hồng Việt, Hà Thảo,...

Trên thực tế, việc xây dựng thương hiệu vẫn chưa được các chủ cơ sở sản xuất xem là nhiệm vụ trọng tâm. Hiện, toàn xã mới xây dựng được trên 20 nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm. Nếu so với hơn 600 cơ sở chế biến thì con số trên là quá nhỏ. Nguyên nhân là do sự phát triển tự phát, manh mún, quy mô nhỏ lẻ trong các cơ sở sản xuất, chưa đủ năng lực cạnh tranh, thu mua nguyên liệu chế biến, lúng túng trong công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận thông tin thị trường còn hạn chế khiến hoạt động sản xuất – kinh doanh chưa thể “cất cánh”.

Huyện Mộ Đức đã phê duyệt đầu tư kinh phí hoàn thiện quy hoạch làng mắm phấn đấu đưa mắm Đức Lợi trở thành thương hiệu lớn. Dẫu vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước, song đó là tín hiệu đáng mừng.

Hy vọng một ngày không xa, thương hiệu nước mắm Đức Lợi sẽ bay xa, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Hoàng Nam

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top