Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 3 năm 2019 | 20:26

Phiên chợ sâm Ngọc Linh tháng 3: Doanh thu 2,3 tỷ đồng

Phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 18 có trên 900 lượt người đến thăm quan, mua sắm, với doanh thu thống kê được khoảng 2,3 tỷ đồng.

Phiên chợ sâm Ngọc Linh được tổ chức từ ngày 1- 3/3 tại khu Trung tâm văn hoá thể dục thể thao của huyện Nam Trà My, Quảng Nam. UBND huyện đã đầu tư trang bị các thiết bị, dụng cụ che mưa đảm bảo tổ chức các hoạt động văn nghệ, ẩm thực, vui chơi giải trí được diễn ra thông suốt, an toàn.
 
Các gian hàng trưng bày giới thiệu cây sâm Ngọc Linh
Các gian hàng trưng bày giới thiệu cây sâm Ngọc Linh

 

Tại phiên chợ đợt này, chiều 01/3, UBND huyện Nam Trà My đã tổ chức gặp mặt báo chí đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 và công bố điểm du lịch “Vườn sâm Ngọc Linh - Tăk Ngo”, là dịp để các nhà báo trong và ngoài tỉnh thăm quan phiên chợ, đưa tin quảng bá.
 
Tại đây có 3 gian hàng trưng bày giới thiệu cây sâm Ngọc Linh do 09 hộ trồng sâm tại 6 chốt có sản phẩm sâm củ của xã Trà Linh tham gia trưng bày và bán tại phiên chợ; hơn 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh như: Sâm Ngọc Linh, các loại cây dược liệu. Có 10 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sâm Ngọc Linh, Quế, dược liệu; 10 xã trên địa bàn huyện tham gia và một gian hàng trung tâm trưng bày sản phẩm làm từ sâm Ngọc Linh, quế Trà My và cây dược liệu (trên 30 sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu).
 
Trong những ngày diễn ra Phiên chợ, có trên 900 lượt người đến thăm quan, mua sắm, với doanh thu thống kê được khoảng 2,6 tỷ đồng, trong đó riêng mặt hàng sâm củ Ngọc Linh bán được khoảng 27kg, thu về gần 2,3 tỷ đồng (thời gian này, cây sâm đang mùa phát triển nên hạn chế khai thác, do vậy số lượng sâm củ vào phiên chợ không có để bán cho khách),
 
Các đêm diễn ra phiên chợ đều có văn nghệ quần chúng do UBND xã Trà Linh tổ chức, thu hút trên 750 lượt người đến xem và tham gia hoạt động, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của người dân trên địa bàn huyện và khách vãng lai. Nơi ẩm thực và vui chơi giải trí cũng thu hút được đông đảo du khách đến thưởng thức, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách và người dân.
 
Được biết, từ tháng 10/2017, UBND huyện Nam Trà My đã tổ chức Phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 1, đến nay là phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 18. Nhằm tạo môi trường buôn bán ổn định uy tín về chất lượng sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam), tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu quý hiếm, hàng nông sản đặc trưng miền núi Quảng Nam, đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành cây dược liệu, giá trị kinh tế, xứng tầm những loại dược liệu quý hiếm của các nước trong khu vực và trên thế giới.
 
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho biết: Cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) có từ bao đời nay tại vùng núi Ngọc Linh thuộc địa phận huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và huyện TuMơRông (tỉnh Kon Tum). Là loại cây dược liệu đặc biệt quý hiếm, nó chứa đến 52 hợp chất saponin, có hàm lượng vi chất bồi bổ sức khỏe và chữa trị nhiều bệnh hơn các loại sâm khác trên thế giới; đây là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích, đã xuất hiện tỷ phú giữa núi rừng Ngọc Linh.
 
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch trên 15.000ha để trồng sâm; phong trào trồng sâm trong nhân dân phát triển mạnh mẽ, số hộ trồng sâm tăng lên đến 1.500 hộ với diện tích trồng là 1.600ha, tại 7/10 xã được quy hoạch; giá cả cây sâm Ngọc Linh không ngừng tăng lên; các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã tập trung vào việc đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng sâm, sản xuất sản phẩm từ sâm. Đặc biệt, trồng sâm đi đôi với công tác bảo vệ và phát triển rừng, vì cây sâm chỉ sống dưới tán rừng nguyên sinh.
 
Ngày 16/8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” số 00049 cho sản phẩm sâm củ của 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, có giá trị vô thời hạn. 

Có thể nói rằng, cả thế giới chỉ có nước Việt Nam, cả nước chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 2 huyện, với 16 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là có sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự phong phú của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh. 

Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,... 

Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường…

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top