Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 4 năm 2021 | 11:7

Phú Yên: Khuyến cáo nhập tôm hùm giống tại cơ sở uy tín để tránh rủi ro

Phú Yên là “thủ phủ” nghề tôm hùm, với số lượng lồng nuôi tập trung nhiều nhất ở thị xã Sông Cầu. Đây cũng là một trong những ngành nghề thủy hải sản mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều đầu mối nhập tôm từ các tỉnh về Phú Yên bằng xe ô tô cá nhân qua nhiều đường, khiến ngành chức năng khó kiểm soát được hết hoàn toàn số lượng tôm hùm giống nhập về tỉnh, cũng như khó kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kiểm dịch.
 
Rủi ro chọn tôm hùm giống
 
Hiện nay ở thị xã Sông Cầu, số lượng lồng nuôi ngày càng tăng kéo theo nhu cầu con giống tăng, nguồn giống khai thác từ tự nhiên không đáp ứng đủ nên đã đẩy giá tôm hùm giống lên cao. Trong khi đó, các đầu nậu bán tôm hùm giống ở các tỉnh thành lân cận về địa phương bán tôm hùm giống với giá khá rẻ; có thời điểm chỉ khoảng 20.000 đồng/con so với tôm hùm khai thác (giá dao động khoảng 150.000 - 200.000 đồng/con). “Mới nhìn vào thì thấy con giống mập mạp, chắc khoẻ, tuy nhiên vừa thả xuống mấy tuần đã phát sinh bệnh và chết dần, khiến nhiều gia đình phải bán tài sản để cầm cự và khôi phục lại sản xuất”, ông Nguyễn Văn Tâm, người nuôi tôm hùm ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu cho biết.
12.jpg
Tôm hùm giống chưa qua kiểm dịch dễ nhiễm bệnh

Theo người dân địa phương, khi chọn nguồn giống, mua giống, người nuôi thường chủ quan, không xem xét kỹ càng nguồn gốc tôm, không yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng con giống, xét nghiệm kiểm dịch và giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng nên dễ dẫn đến bùng phát dịch bệnh trên diện rộng.

Mặc dù có quy định về kiểm dịch nguồn giống tôm hùm. Vậy nhưng giữa người nuôi và người bán không ràng buộc chặt chẽ lẫn nhau nên việc quản lý và bảo đảm chất lượng tôm hùm giống không đảm bảo. Người bán xong rồi đi, thiệt hại người nuôi lãnh đủ.
 
Tăng cường kiểm soát chặt giống tôm hùm nhập
 
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, có gần 3 triệu con tôm hùm giống đã được kiểm dịch nhập về các vùng nuôi Phú Yên.
 
Ngoài giống tôm được kiểm định đảm bảo yêu cầu tiêu thụ, hiện có nhiều đầu mối nhập tôm từ Khánh Hòa về tỉnh bằng xe ô tô con qua nhiều đường, bán trực tiếp cho người nuôi, thời gian và địa điểm bán không cố định. Do đó, rất khó để ngành chức năng kiểm soát được hết hoàn toàn số lượng tôm hùm giống nhập về tỉnh, cũng như kiểm tra xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về kiểm dịch.
 
Hiện tại, thị xã Sông Cầu “thủ phủ” nuôi tôm hùm của tỉnh có 28 cơ sở kinh doanh tôm hùm giống; trong đó có 13 cơ sở lớn nhập giống trực tiếp từ Khánh Hòa, còn lại là các cơ sở nhỏ lẻ, chủ yếu là đầu mối phân phối giống.
 
Qua kiểm tra của các cơ quan chức năng về việc chấp hành các quy định về kiểm dịch, phần lớn chủ các cơ sở kinh doanh giống tôm hùm tại địa phương đều trốn tránh, báo vắng mặt, gây khó khăn cho kiểm tra chất lượng con giống nhập về địa phương.
 
Trước những khó khăn trong việc kiểm soát con giống tôm hùm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt giống tôm hùm nhập tỉnh, đồng thời khuyến cáo người dân mua con giống tại các cơ sở có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm định, xét nghiệm bệnh theo quy định và thực hiện đăng ký kê khai ban đầu nuôi trồng thủy sản theo quy định để hạn chế những rủi ro.
 
Phú Yên là một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm hùm lớn ở nước ta. Đến tháng 4/2020, toàn tỉnh có hơn 119.000 lồng nuôi tôm hùm; trong đó tôm thương phẩm có 84.246 lồng, còn lại là tôm hùm giống. Chính vì việc nhập tôm giống với sô lượng nhiều và giá rẻ nên người nuôi ồ ạt đóng thêm lồng bè, nuôi ngoài vùng quy hoạch... khiến công tác quản lý ở địa phương gặp nhiều khó khăn.
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top