Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2019 | 14:41

Rau “made in Hà Tĩnh” ra biển lớn

Công ty CP Du lịch và Thực phẩm Sao Việt (Hà Nội), HTX Hoàng Hà (xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà) cùng Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh vừa ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả E-VietGAP.

r31.jpg
Rau Tượng Sơn được dán mã QR truy xuất nguồn gốc và tuân thủ 7 điều cấm nghiêm ngặt.

Đây là bước nền mở ra cơ hội mới cho nông dân Tượng Sơn và các vùng lân cận trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn Dương Kim Huy cho hay, sau thời gian khảo sát, Công ty CP Du lịch và Thực phẩm Sao Việt (Hà Nội), HTX Hoàng Hà (xã Tượng Sơn) cùng Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh đã ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả E-VietGap. Đây là tín hiệu rất vui với người dân xã Tượng Sơn nói riêng và nông dân Hà Tĩnh nói chung, bởi vấn đề tiêu thụ nông sản coi như được giải quyết. Hiện xã có 2 nhà máy sơ chế rau củ tại thôn Thượng Phú và Bắc Bình (do dự án WB7 đầu tư) để sơ chế nông sản trước khi xuất khẩu. Cũng để phục vụ xuất khẩu, ngoài đẩy mạnh phát triển sản xuất vườn hộ, xã đã quy hoạch 8 vùng sản xuất với tổng quy mô khoảng 100ha. Theo năng suất hiện tại, sản lượng hàng ngày của xã đạt khoảng 4 - 5 tấn rau, củ, quả.

Để có những bó rau chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất ngoại, nông dân Tượng Sơn và các cơ quan quản lý Nhà nước đã phải chuẩn bị trong thời gian dài. Trong đó, việc chuyển giao công nghệ sản xuất do Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh chịu trách nhiệm.

 

r1.jpg
Ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ rau - củ - quả Tượng Sơn giữa Công ty CP Du lịch và Thực phẩm Sao Việt, HTX Hoàng Hà và Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.

 

Với tên gọi “Sản phẩm kết tinh từ tâm và công nghệ”, phương pháp sản xuất rau tại xã Tượng Sơn bắt buộc người dân phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Trong đó có 7 điều cấm tuyệt đối: Không thuốc trừ sâu bệnh hóa học, không thuốc diệt cỏ, không phân bón hóa học, không ủ từ rác thải đô thị, không kích thích sinh trưởng, không ô nhiễm môi trường- kim loại nặng, không giống biến đổi gen.

Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh  Nguyễn Xuân Tình cho biết, bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật, quy trình sản xuất, Hội chịu trách nhiệm giám sát và cung cấp tem, mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên từng bó rau.

 

r5.jpg
Các doanh nhân lĩnh vực thực phẩm ở Nga đánh giá cao chất lượng nông sản Hà Tĩnh.

 

“Nói là vậy nhưng để có thể dán tem lên 1 bó rau là cả một quá trình đầy khó khăn. Đầu năm 2017, Viện Phát triển công nghệ Nông nghiệp và Giáo dục đã lắp đặt 3 trạm thời tiết tiểu vùng khí hậu AgriMedia, trong đó có 1 trạm tại xã Thạch Văn (Thạch Hà). Đây là các trạm quản lý khí hậu tự động công nghệ iMetos, hoạt động nhờ pin năng lượng mặt trời.

 

r4.jpg

Trước đó, Công ty Sao Việt và chuyên gia CHLB Nga đã có nhiều chuyến khảo sát, đánh giá sản phẩm nông sản tại HTX Hoàng Hà.

 

Đặc biệt, hệ thống có thể dự báo, cảnh báo thời tiết, dự báo lượng mưa và thời gian mưa, báo động lượng mưa quá ngưỡng, nhiệt độ cực đoan như nóng, lạnh, rét đậm, rét hại, sương muối… với phạm vi phục vụ bán kính 5 - 25km (xã Tượng Sơn nằm trong phạm vi bán kính này - PV). Tiếp đó, chúng tôi phối hợp cùng Viện xây dựng cổng thông tin quản lý e - Hữu cơ, e - VietGAP cho các đối tượng cây trồng rau, cam, bưởi, lúa gạo và tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình quản lý cho người dân”, ông Tình chia sẻ thêm.

Ông Vũ Tiến Việt, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm và Du lịch Sao Việt (Hà Nội), cho biết: Hiện, đơn vị đã ký kết hợp tác với Công ty Công nghệ dinh dưỡng (Liên bang Nga) trong việc tiêu thụ rau, củ, quả cho nông dân Hà Tĩnh. Sản phẩm rau, củ, quả của nông dân một phần được cung cấp cho Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, một phần sau khi sơ chế, đóng gói hoặc cấp đông tại Việt Nam sẽ xuất đi thị trường châu Âu.

 

8.jpg
Nông dân Tượng Sơn đang hy vọng con đường xuất ngoại sẽ giải quyết vấn đề đầu ra nông sản lâu nay.

 

Dự kiến đến tháng 4/2019, đơn hàng đầu tiên sẽ được xuất  sang châu Âu. Trong thời gian đầu, mỗi ngày sẽ có khoảng 1,5 tấn rau, củ, quả các loại được xuất ngoại; đến quý IV, mức tiêu thụ sẽ tăng lên khoảng 8-15 tấn/ngày (tương đương với 80 nghìn suất ăn). Thời hạn hợp tác tối thiểu sẽ là 5 năm.

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top