Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2019 | 12:48

Sa nhân - cây xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao Điện Biên

Hơn 20 năm trước, cây sa nhân bén rễ ở xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), tập trung ở bản Lồng - một trong 7 bản nằm trên đèo Pha Đin.

tr26.jpg

Quả sa nhân tươi sau khi thu hoạch.

Tỏa Tình hiện có hơn 120ha sa nhân (năng suất khoảng 12 tạ/ha), là địa phương có diện tích trồng sa nhân lớn nhất tỉnh Điện Biên.

Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu được nhiệt độ lạnh, phù hợp với thổ nhưỡng vùng núi cao, quả lại có giá trị, đầu ra ổn định, thời gian gần đây, sa nhân trở thành một trong những loại cây xóa đói, giảm nghèo, là hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong phát triển nông nghiệp ở xã vùng cao Tỏa Tình.

 

tr26a.jpg
Quả sa nhân dùng làm thuốc và gia vị.

Sa nhân thuộc loại cây thân thảo, rất giống như cây riềng, lá mọc so le có bẹ dài, phiến lá hình bầu dục, mặt lá xanh thẫm, nhẵn. Thân cây cao từ 1,5m đến hơn 2m; nơi khí hậu thuận lợi, thổ nhưỡng tốt, cây vươn cao hơn 3m. Rễ cây là bộ phận phát triển nhất, to gần bằng ngón tay, nằm dưới lớp đất mỏng rồi đội đất mọc thành chồi non, phát triển thành cây con. Khoảng sau 3 năm phát triển thành cây trưởng thành thì cho thu hoạch quả. Sa nhân có dược tính cao, được dùng trong y học.

 

tr26b.jpg
Cây sa nhân dễ trồng, dễ chăm sóc, giá bán cao, đầu ra ổn định.

 

Hiện nay, sa nhân có giá bán tại chỗ từ 85.000 đến 90.000 đồng/kg quả tươi, 470.000 đến 500.000 đồng/kg quả khô. 

 

tr26c.jpg
Người dân thu hoạch quả sa nhân.

 

Ông Sùng A Chu, Phó chủ tịch UBND xã Tỏa Tỉnh, cho biết, việc lựa chọn một số loại sản phẩm có lợi thế địa phương theo tiêu chí OCOP trong Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, Tỏa Tình đăng ký 3 loại sản phẩm, trong đó, có sa nhân xanh (lựa chọn tại 5 hộ ở bản Lồng). Đây vừa là thách thức cũng là cơ hội để sa nhân bản Lồng nói riêng, của xã Tỏa Tình nói chung khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường và vươn xa ngoài tỉnh.

 

tr26d.jpg
Người dân phát quang, làm cỏ trên diện tích trồng sa nhân.
tr26e.jpg
Quả sa nhân mọc ngay dưới gốc cây, dễ thu hoạch.

 

Trồng cây sa nhân đang là hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp của nông dân vùng cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

 

 

Phan Tuấn Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

  • Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá thống nhất đề xuất nâng hạng 5 sao đối với 3 sản phẩm OCOP 4 sao từ cây cói của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh.

Top