Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 27 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 9 năm 2019 | 15:30

Sự kiện 24/7: Lên phương án tiêu độc nhà kho Rạng Đông

Binh chủng Hoá học đang kiểm tra mức độ nhiễm độc thuỷ ngân các vật chất quanh nhà kho của Rạng Đông, làm cơ sở xây dựng phương án tiêu tẩy.

nha-kho.jpg

Các cán bộ của Viện Hóa học môi trường quân sự (Binh chủng Hoá học) lấy mẫu tại khu vực cháy kho Nhà máy Rạng Đông về phân tích chỉ số ô nhiễm. Ảnh: CTV

 

Ngày 6/9, Thượng tá Đậu Xuân Hoài, Phó viện trưởng Viện Hoá học Môi trường Quân sự (Binh chủng Hoá học) cho biết, đơn vị đang phân tích 25 mẫu đất, bùn, tro xỉ, vữa tường... lấy từ đám cháy ở Công ty bóng đèn, phích nước Rạng Đông vào chiều qua.

Các cán bộ của Viện làm liên tục suốt đêm 5/9 để nhanh chóng đưa ra kết quả theo chỉ đạo của thủ trưởng Binh chủng. 

"Quy trình phân tích thuỷ ngân tương đối phức tạp. Lấy mẫu về chúng tôi phải ngâm trong axit 16 tiếng, đun hồi lưu khoảng 2 tiếng... sau đó mới đưa mẫu vào chạy máy. Mỗi mẫu phải làm 3 lần để đối chứng và lấy số liệu trung bình, kiểm tra lại bằng nhiều phương pháp khác nhau", thượng tá Hoài nói và cho biết, dự kiến một hai ngày tới sẽ có kết quả sơ bộ. 

Dựa trên kết quả phân tích, Viện sẽ xây dựng phương án tiêu độc, thu gom xử lý các vật tư, hoá chất ở khu vực bị cháy của nhà máy Rạng Đông. 

Giải thích nguyên nhân Viện tiến hành phân tích các mẫu vật lấy từ đám cháy sau khi Bộ Tài nguyên Môi trường đã công bố kết quả quan trắc, ông Hoài nói, cơ quan quản lý nhà nước mới công bố một số kết quả quan trắc, như: Thuỷ ngân trong không khí, nước, đất..., từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến người dân. Kế thừa kết quả quan trắc này, Viện lấy thêm các mẫu tập trung vào những khu vực mà sau này Binh chủng Hoá học phải xử lý tiêu độc. 

"Chúng tôi cần biết tro xỉ cháy vương vãi trong nhà xưởng, kho, vữa tường, bùn đất ở cống rãnh, ngoài sông Tô Lịch, rồi số lượng lớn bóng đèn đã cháy... có mức độ ô nhiễm thế nào, tồn lưu trong đất, khi đó mới có phương án xử lý hiệu quả", ông Hoài cho hay.

Những vật chất nào có hàm lượng chất nguy hại nhiều, sẽ được Binh chủng Hoá học tiêu độc, còn ở ngưỡng cho phép thì vận chuyển và thải như bình thường.

Trước đó tại cuộc họp báo chiều 4/9, Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết Bộ Tài nguyên Môi trường đã kiến nghị Hà Nội phối hợp Bộ tư lệnh hoá học (Bộ Quốc phòng) tẩy độc khu vực cháy; tiếp tục thống kê chính xác hàng hoá nguyên vật liệu đang sử dụng bị cháy, đặc biệt là lượng thuỷ ngân lỏng để báo cáo cho cơ quan chức năng.

Hà Nội 200, Đà Nẵng 150, TP.HCM tới 10.000 cơ sở sản xuất "đáng sợ" sát nách nhà dân

Sau vụ cháy tại Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, rất nhiều người lo lắng bởi các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, nguy cơ cháy nổ vẫn đang nằm sát nách nhà mình. Vì sao các cơ sở này vẫn chậm di dời sau bao năm lên kế hoạch?

Những TP lớn đã lên phương án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, nguy cơ cháy nổ ra khỏi khu dân cư. Thế nhưng, vì sao các cơ sở gây ô nhiễm, nguy cơ cháy nổ vẫn chậm được di dời sau bao năm lên kế hoạch?

17 năm chưa dời xong cơ sở gây ô nhiễm: Nhiều cơ sở sản xuất nằm xen cài trong khu dân cư trên địa bàn TP.HCM luôn tiềm ẩn những nguy cơ về cháy nổ, ô nhiễm... đã gây bức xúc cho người dân.

Từ năm 2002, UBND TP đã ban hành "Đề án thực hiện chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào khu công nghiệp và vùng phụ cận". Theo đề án, có hơn 1.400 cơ sở thuộc diện phải xử lý, di dời.

Tại chương trình Lắng nghe và trao đổi của HĐND TP gần đây, Sở Tài nguyên - môi trường cho hay trên địa bàn TP hiện còn 316 cơ sở gây ô nhiễm môi trường đang tiếp tục được kiểm tra, giám sát.

Trong đó, trong năm 2018 có tới 294 cơ sở sản xuất phát sinh mới trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường...

Hà Nội buộc 26 cơ sở ô nhiễm phải di dời: Báo cáo của Sở Tài nguyên - môi trường .TP Hà Nội ghi nhận trên địa bàn 12 quận của TP có 186 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, có nguy cơ cháy nổ cần phải di dời. Trong đó nhiều nhà máy có quy mô đất đai lớn, nằm tại các khu đất vàng của thủ đô.

 

rang-dong.jpg
Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông sau khi bị cháy

 

Riêng trên địa bàn quận Đống Đa có 16 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường như Công ty CP Xây lắp và cơ khí cầu đường rộng hơn 13.000m2, Công ty cơ khí ôtô 3-2 rộng hơn 14.000m2. Địa bàn quận Ba Đình có các nhà máy bia Hà Nội diện tích rộng khoảng 50.000m2.

Tương tự, địa bàn quận Hai Bà Trưng có 14 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm như Công ty CP bánh kẹo Hải Hà, Công ty TNHH MTV dệt kim Đông Xuân, Nhà máy dệt Minh Khai. Quận Thanh Xuân có các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm của Công ty CP cao su Sao Vàng, Công ty thuốc lá Thăng Long, Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông...

Trong gần 200 cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm và cháy nổ trên địa bàn, Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội đã xác định 26 doanh nghiệp có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.

Kết quả quan trắc nước thải tại đây cho thấy nhiều thông số ô nhiễm trong nước thải như COD, TSS, asen... tăng cao. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay các cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động.

Di dời cả Khu công nghiệp Đà Nẵng: UBND TP đã có chủ trương nhanh chóng thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang nằm xen lẫn trong các khu dân cư tập trung vào ở các cụm công nghiệp.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã ký tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đền bù giải tỏa để có mặt bằng sạch làm Cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam, nhằm đưa các cơ sở sản xuất trong khu dân cư về đây hoạt động.

Tờ trình trên đã được HĐND TP. Đà Nẵng thông qua, thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến 2021.

Theo ông Thơ, trên địa bàn quận Liên Chiểu, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong các khu dân cư đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.

Qua quá trình rà soát của các cơ quan chức năng, hiện có hơn 150 doanh nghiệp và hộ cá thể hoạt động sản xuất trong các khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ cần phải dời vào các cụm công nghiệp.

Theo UBND TP. Đà Nẵng, đa số các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Đà Nẵng đều có quy mô vừa và nhỏ, hầu hết đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, đây là khu công nghiệp nằm sát trung tâm TP, giáp biển và khu dân cư đông đúc nên cần phải di dời ra khỏi trung tâm TP nhằm tránh các nguy cơ xấu xảy ra.

Theo đó, bắt đầu từ tháng 9-2019 TP. Đà Nẵng ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Đà Nẵng có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đô thị hoặc không có nhu cầu tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì được ưu tiên chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.

Theo UBND TP. Đà Nẵng, trường hợp doanh nghiệp có nguyện vọng vẫn tiếp tục sản xuất thì khuyến khích di dời đến các khu công nghiệp khác của TP. Khi đó TP sẽ thực hiện đền bù cho doanh nghiệp theo quy định.

Hà Nội sẽ hỗ trợ “xoá sổ” 300.000 giếng khoan nông thôn?

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ rà soát toàn bộ giếng khoan ô nhiễm, đóng sớm hơn lộ trình với các giếng khoan nhiễm thạch tín, asen; với 300.000 giếng khoan ở khu vực ở nông thôn, thành phố sẽ đề xuất cơ chế hỗ trợ người dân đóng lại các giếng này, không để thẩm thấu ô nhiễm tới mạch nước ngầm.

 

gieng-khoan.jpg
Hà Nội sẽ rà soát toàn bộ giếng khoan ô nhiễm, đóng sớm hơn lộ trình với các giếng khoan nhiễm thạch tín, asen.

Ngày 6/9, HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình cung cấp nước sạch cho nhân dân. Tham gia giải trình, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, thành phố đã đề xuất 5 giải pháp nâng cao chất lượng đời sống người dân trong đó có chất lượng nước sạch.

“Trong quá trình đô thị hóa, không lý do gì mà phường, xã mà mỗi nơi lại sử dụng nước chất lượng khác nhau”, ông Chung nói.

Từ giữa 2016, thành phố đưa các danh mục dự án các nhà máy cấp nước nguồn, nước mặt công khai để kêu gọi đầu tư; yêu cầu các nhà đầu tư mở rộng công suất các nhà máy hiện có. Đáng chú ý, thành phố đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến phục vụ nước sạch cho nhân dân, trong đó có việc sử dụng trạm lọc nước sử dụng công nghệ của Đức.

“Công nghệ lọc nước này được áp dụng ở khu vực cạnh bãi rác Nam Sơn. Sau 6 tháng người dân đã được dùng nước sạch, nếu dùng phương án cũ việc kéo đường ống lên đến khu vực ít mất thời gian, tốn kém hơn rất nhiều”, ông Chung nói.

Về việc tại sao nước sạch đến nơi rồi mà có chỗ người dân chưa dùng, Chủ tịch UBND thành phố lý giải nguyên nhân là thói quyen người dân là chỉ dùng nước sạch để ăn uống, còn lại dùng nước ngầm trong sinh hoạt để đỡ tốn kém.

Theo ông Chung, việc sử dụng nước như vậy là chưa khoa học, lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Chủ tịch UBND thành phố cũng cho biết, Hà Nội sẽ rà soát toàn bộ giếng khoan ô nhiễm, đóng sớm hơn lộ trình với các giếng khoan nhiễm thạch tín, asen; với 300.000 giếng khoan ở khu vực ở nông thôn, thành phố sẽ đề xuất cơ chế hỗ trợ người dân đóng lại các giếng này, không để thẩm thấu ô nhiễm tới mạch nước ngầm.

Cùng với đó, xây dựng đơn giá cấp nước cho người dân; đối thoại giải quyết khúc mắc cho các doanh nghệp cấp nước; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư; trợ giá cho người dân nông thôn; lắp trạm cấp nước ở vùng sâu vùng xa...

“Dùng nước sạch chính vì sức khoẻ của chúng ta chứ không phải câu chuyện giá, còn bệnh tật thì rất âm thầm. Tôi tin, dùng nước nhiễm mặn, dùng nước chưa sạch thì da cũng không thể đẹp, không thể sạch được”, ông Chung nhấn mạnh.

Ngay sau hội nghị, Chủ tich UBND thành phố cho biết, Hà Nội sẽ rà soát các doanh nghiệp nước sạch phải đủ năng lực, nếu không phải nhất định thay thế...

Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long

Đó là nhận định của Ủy hội sông Mekong quốc tế - Cơ quan liên chính phủ thúc đẩy, điều phối việc quản lý tài nguyên nước trên sông Mekong- có trụ sở tại thủ đô Vientiane -  Lào, ngày 5/9, khi nước sông Mekong dâng lên nhanh do ảnh hưởng của những đợt mưa lũ ở Lào mấy ngày gần đây.

Theo Ủy hội sông Mekong quốc tế, mực nước sông Mekong đo được ở trạm Khong Chiam, Thái Lan, ngày 4/9 đã đạt 15,29 m, vượt quá mực nước “tràn bờ” (14,5 m). Mực nước ở trạm Pakse, Lào, cũng đã đạt 13,06m, vượt qua mức “tràn bờ” (12 m) và  dự báo sẽ tăng lên 14 m trong 5 ngày tới.

 

lu.jpg

Tiến sĩ Sothea Khem, chuyên gia dự báo lũ của Ban thư ký Ủy hội Sông Mekong quốc tế cho biết: “Do ảnh hưởng của bão nhiệt đới Podul từ ngày 31/8-3/9 ở trung tâm lưu vực sông Mê Công, từ Mukdahan (Thái Lan), đến Champasac (Lào) có mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, khiến mực nước sông Mekong tăng nhanh. Hầu hết các sông và dòng chảy trong khu vực đã tràn bờ”.   

Từ kết quả này, Tiến sĩ Sothea Khem nhận định trong vài ba ngày tới, mực nước ở các trạm Stung Treng và Koh Khel của Campuchia cũng sẽ tràn bờ. Trong  vòng 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến Đồng bằng sông Cửu Long của Việt  Nam. Mực nước ở hai trạm Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) sẽ tăng lên từ 0,2-0,4 m. Sau đó sẽ tiếp tục tăng lên do Lào đã thực sự bước vào mùa mưa. Lũ sông Mekong về sẽ giúp đẩy lùi tình trạng mặn xâm nhập ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: '3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá' để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: '3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá' để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động

    Nhấn mạnh nâng cao năng suất lao động đã trở thành một vấn đề rất quan trọng, mang tính sống còn đối với tất cả các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung thực hiện "3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá" để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo môi trường sinh thái tốt nhất cho người lao động phát huy tính sáng tạo, đổi mới, yêu nước, yêu nghề.

  • Thực hiện Nghị quyết số 43: Cần tiếp tục có những giải pháp căn cơ, cốt lõi hơn

    Thực hiện Nghị quyết số 43: Cần tiếp tục có những giải pháp căn cơ, cốt lõi hơn

    Họp phiên toàn thể tại hội trường vào ngày 25/5, Quốc hội thảo luận về báo cáo kết quả thực hiện giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023".

  • Huy động tổng lực, quyết không lùi tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

    Huy động tổng lực, quyết không lùi tiến độ đường dây 500 kV mạch 3

    Sáng 23/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về việc triển khai dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối, các phương án bảo đảm cung ứng điện trong thời kỳ cao điểm năm 2024, 2025 và các năm tiếp theo.

  • Long An đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Long An đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Năm 2024 tỉnh Long An có kế hoạch chuyển đổi 8.517 ha cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Theo UBND tỉnh Long An Việc chuyển đổi này nhằm mục đích chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Chủ động kiến tạo để phát triển

    Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Chủ động kiến tạo để phát triển

    Quy hoạch vùng tập trung vào xác định và giải quyết các vấn đề lớn, có tính liên ngành-vùng-tỉnh đồng thời mạnh dạn tái cơ cấu kinh tế, tổ chức lại không gian phát triển vùng nhanh, bền vững.

  • Sơn La đẩy mạnh kết nối tiêu thụ trái cây

    Sơn La đẩy mạnh kết nối tiêu thụ trái cây

    Đến đầu tháng 5, tỉnh Sơn La đã tiêu thụ khoảng gần 40.000 tấn quả các loại, giá trị đạt trên 755 tỷ đồng. Để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ, ngay từ đầu năm Sơn La đã chủ động kết nối, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ từ đó nâng cao giá trị sản phẩm.

Top