Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 6 năm 2018 | 21:23

Tây Bắc được mùa vải, nhãn, mận

Do thời tiết ổn định, thuận lợi nên cây mận Tam Hoa ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai năm nay sinh trưởng và phát triển tốt, đến đầu tháng 6/2018 bước vào chính vụ thu hoạch đã mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.

Mận Tam Hoa được mùa, giá cao

Tại ngã ba trung tâm thị trấn Bắc Hà là điểm bán mận tập trung nhất. Mận loại 1 to đẹp, nhiều phấn, ngọt, mọng nước được chào bán với giá từ 60.000-70.000 đồng/kg. Còn mận loại 2 có giá từ 20.000-40.000 đồng/kg, mận loại ba có giá từ 5.000-15.000 đồng/kg. 

 

man.jpg
 

Bà Triệu Thị Hoa, thôn Nậm Cáy, thị trấn Bắc Hà chia sẻ: “Gia đình tôi có hơn 100 gốc mận Tam Hoa, vụ thu hoạch năm nay được mùa, giá cao, ổn định, có nguồn thu khá. Cứ mang ra chợ đến đâu là hết đến đó, tôi phấn khởi lắm.”

Năm nay, đúng vào dịp tổ chức Tuần văn hóa du lịch Bắc Hà, lượng khách du lịch đến với Bắc Hà khá đông. Không chỉ ngoài phố, nhiều hộ dân mở cửa vườn để đón du khách tham quan, trải nghiệm thu hái, thưởng thức và mua mận tại vườn. 

Mận Bắc Hà nổi tiếng ngọt mát, quả to, đẹp mã, cùi dày với hương vị đặc trưng, không đâu sánh được. Hiện, vùng mận Bắc Hà tập trung chủ yếu ở thị trấn Bắc Hà và các xã Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố. Mận được trồng trên sườn đồi, mọc kín những đồng bằng nhỏ kẹp giữa những ngọn núi và cả trong vườn nhà. 

Ông Nguyễn Quốc Huy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Hà cho biết với hơn 500ha mận, huyện Bắc Hà được mệnh danh là thủ phủ mận Tam Hoa của tỉnh Lào Cai và vùng Tây Bắc. Vụ mận năm nay, toàn huyện thu hoạch được hơn 3.500 tấn quả, với giá bán trung bình 25.000-35.000 nghìn đồng/kg, đem về cho người dân hàng chục tỷ đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

Tuyên Quang được mùa vải, nhãn

Mặc dù không phải là vùng trọng điểm, nhưng diện tích cây vải, nhãn trên địa bàn tỉnh hiện cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh. Theo dự báo của ngành nông nghiệp, năm nay vải, nhãn được mùa hơn so với mọi năm nhờ thời tiết thuận lợi.

vai.jpg

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, diện tích vải toàn tỉnh hiện đạt 491 ha, trong đó Sơn Dương 168 ha, Yên Sơn 187 ha, Hàm Yên 75 ha... Diện tích cho sản phẩm là 480 ha, năng suất bình quân toàn tỉnh năm 2017 đạt 50,4 tạ/ha, sản lượng 2.421 tấn. Diện tích cây nhãn hiện đạt 1.006 ha, trong đó Sơn Dương 465 ha, Yên Sơn 368 ha, Chiêm Hóa 84 ha, thành phố Tuyên Quang 43 ha, Hàm Yên 33 ha... Giống chủ yếu là vải thiều 319 ha, chiếm 65% diện tích toàn vùng, vải chín sớm 128 ha, chiếm 26% diện tích, còn lại 44 ha trồng bằng giống cây thực sinh. Năm nay, mặc dù chưa tính toán được sản lượng vải, nhưng theo những người trồng vải, mỗi cây đều cho lượng quả cao gấp rưỡi, gấp đôi so với vụ trước. 

Ông Lê Thanh Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đội Bình (Yên Sơn) cho biết: Trước đây, Đội Bình đã quy hoạch được một vùng trồng vải diện tích trên 54 ha, tuy nhiên, theo thời gian, diện tích này bị phá bỏ dần. Hiện chỉ còn một số gia đình còn giữ được những vườn vải trên 20 năm, diện tích vải toàn xã hiện xấp xỉ 2-3 ha. Năm nay, qua rà soát của xã, hầu hết các hộ trồng vải đều được mùa. 

Trồng vải hơn 20 năm nay, nhưng chưa năm nào vườn vải gia đình ông Đàm Chí Phúc, thôn Cầu Chéo, xã Đội Bình sai quả như năm nay. Ông Phúc dự tính, mỗi cây vải cho thu từ 1 tạ đến 1,5 tạ quả. Giống vải chủ yếu gia đình ông trồng là vải thiều lấy giống từ Lục Ngạn (Bắc Giang). Thời điểm đầu vụ, giá bán vải của gia đình ông đạt đến 20 nghìn đồng/kg, tuy nhiên, sau khi đến vụ chín rộ, giá đã giảm 1 nửa, chỉ còn 10 nghìn đồng/kg. Ông Phúc không bán buôn mà chọn cách bán lẻ tại các chợ quê, chợ phiên để tránh bị ép giá. 

Không chỉ cây vải, theo ngành Nông nghiệp, mùa nhãn năm nay cũng dự báo năng suất quả đạt cao so với năm ngoái. Diện tích nhãn toàn tỉnh hiện đạt trên 1.000ha, nhiều nhất là Sơn Dương 465 ha, Yên Sơn 368 ha, còn lại rải rác tại các địa phương.  Xã Thượng Ấm (Sơn Dương) hiện có gần chục ha nhãn, tập trung tại 2 thôn Đồng Ván, Hàm Ếch. Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã cho biết, do thời tiết thuận lợi, tỷ lệ nhãn ra hoa đạt đến 95% nên năng suất dự kiến tăng cao so với mọi năm. Tại một số vườn, tiểu thương đã đến đặt mua với giá khoảng 6-7 nghìn đồng/kg nhãn thường, 20 nghìn đồng/kg nhãn ngon. Tuy nhiên, theo ông Thắng, do năng suất tăng, lo ngại về đầu ra, nên một số bà con trong xã đã đầu tư 3-4 lò sấy long nhãn để thu mua những quả có mẫu mã thấp. 

Giống như Thượng Ấm, để chủ động đầu ra cho sản phẩm nhãn của địa phương, người dân ở Vinh Quang (Chiêm Hóa) cũng đã xây dựng 68 lò sấy long nhãn để chủ động đầu ra khi giá bán quả tươi xuống thấp. 

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, nguyên nhân khiến giá vải, nhãn bấp bênh là do phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, trên địa bàn tỉnh cũng chưa hình thành được vùng sản xuất vải, nhãn an toàn nào đáp ứng được nhu cầu xuất bán vào các siêu thị, trung tâm thương mại. Câu chuyện “được mùa mất giá” luôn là nỗi lo canh cánh đối với bà con nông dân, để tránh được vòng luẩn quẩn này, thì việc làm chủ công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến các loại quả này phải được tính toán lâu dài. Thêm vào đó, nông dân thiếu thông tin thị trường, sản xuất không theo hợp đồng từ đầu vụ và luôn đứng trước nguy cơ được mùa mất giá, dễ bị tư thương ép giá ngay tại các điểm thu mua trong vùng.

Nông dân Yên Bình trồng dưa hấu cho thu nhập cao

Nhận thấy bố mẹ đẻ ở xã Xuân Lai trồng dưa hấu cho thu nhập cao, chị Tô Thị Hương lấy chồng là người thôn 1, xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình liền thử trồng từ năm 2012.

 

dua-hau.jpg

Gần 200 hạt giống dưa Sygenta 8230 (Hoàn Châu) của Thái Lan được chị trồng thử trên đất pha cát tận dụng khoảng thời gian nước hồ Thác Bà rút hàng năm.

Vụ đầu, làm theo cách của bố mẹ hướng dẫn, chỉ dùng phân chuồng bón lót mà những gốc dưa ấy đã cho quả to, vỏ đẹp, lõi đỏ, vị ngọt hơn hẳn dưa hấu của nhà bố mẹ đẻ chị trồng. Toàn bộ hơn 200 quả dưa thu được, gia đình chị ăn thoải mái cũng như biếu người thân, anh em, hàng xóm. Sang vụ tiếp theo, mạnh dạn trồng 3 gói hạt là chị có khoảng 1.500 cây dưa hấu.

Bán ở chợ Ngọc, bán cho cán bộ xã, giáo viên xã, vì dưa ngon nên mọi người hỏi mua nhiều, chị có lãi vụ đó 10 triệu đồng. Theo tính toán cụ thể, mỗi sào dưa cho chị 7 tạ quả, thu nhập khoảng 2,5 - 3 triệu đồng sau khi trừ hết mọi chi phí.

Vốn đầu tư ít, cách trồng đơn giản, nhàn công chăm sóc, thu hoạch dễ dàng, chất đất và khí hậu phù hợp, đồng lãi lại cao hơn so với những loại cây đã từng trồng trên đồng đất Phúc Ninh nên chị Hương cứ từng vụ tăng dần diện tích trồng dưa hấu. Thế là vụ thứ 3, chị trồng 5 gói, rồi 7 gói và vụ này lên tới 13 gói, mỗi gói 500 hạt tương đương 6.500 gốc dưa trên diện tích 10 sào đất.

Chị Hương cho biết: "Trồng cây dưa hấu không khó, chăm sóc cũng nhàn, thời gian mỗi vụ từ lúc trồng đến khi thu hoạch là 75 ngày”. Cây dưa hấu có thể trồng bằng hạt hoặc làm bầu. Đất trồng dưa được cày bừa cho tơi xốp rồi lên luống, cuốc hố hàng cách hàng 4 x 4 mét, cây cách cây 40 x 40 cm sau đó bón lót 2 tạ phân chuồng, 7 - 10 kg NPK cho 1 sào.

Thời điểm cây dưa phát triển 5 lá thì cần bón thúc để cây đẻ nhánh và tạo ngọt với 5 kg đạm trắng, 2 kg kali cho mỗi sào dưa hoặc dùng phân bón thúc 7 - 10 kg/sào. Khi cây dưa ra hoa, muốn đạt tỷ lệ đậu quả cao, chị thụ phấn bằng tay, phun thuốc đậu quả sinh học và nhờ côn trùng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên. 

Nếu nắng nhiều, dưa dễ bị héo, phải tưới nước thường xuyên nhưng nếu mưa nhiều thì thối gốc nên năng suất, chất lượng dưa phụ thuộc rất lớn vào thời tiết.

Cây dưa trồng trên đất pha cát phát triển tốt, đất bồi này không có mối, cây dưa không bị dịch bệnh gì, chị hoàn toàn không phải sử dụng bất cứ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Năm 2017, giá dưa được cao nhất, đầu vụ 12.000 đồng/kg, giữa vụ 7.000 đồng/kg, chị lãi gần 40 triệu đồng từ cây dưa hấu.

Vào vụ năm nay, giá dưa hấu thấp hơn một chút, đầu vụ chỉ được 7.000 đồng/kg nhưng thu hoạch đến đâu cũng bán hết đến đó. Chị Hương nói sẽ tiếp tục trồng dưa hấu, diện tích tùy vào thu nhập của vụ này để điều chỉnh hợp lý vì cây dưa hấu đang là loại cây cho thu nhập cao nhất so với cây lạc, cây ngô, cây dưa lê ở Phúc Ninh.

 

 

 

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top