Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2016 | 2:27

Thách thức lớn nhất trong 5 năm tới là tái cơ cấu nông nghiệp

Sáng nay (24/3), Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015, kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Nhiều đại biểu đánh giá, cái được lớn nhất của 5 năm qua là ứng phó với những bất ổn, nhưng thách thức lớn nhất trong 5 năm tới là tái cơ cấu nông nghiệp.

Theo báo cáo của Chính phủ, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới, Chính phủ phấn đấu trong nhiệm kỳ tới: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200-3.500 USD. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP khoảng 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP.  Năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%. Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38-40%.

Về xã hội, Chính phủ xác định, đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Có 9-10 bác sỹ và trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0-1,5%/năm.

Đại biểu Trần Du Lịch (TP. HCM) và nhiều đại biểu đánh giá, cái được lớn nhất của 5 năm qua là ứng phó với những bất ổn. Ngay sau khi Đại hội Đảng XI  đã ban hành Nghị quyết về siết chặt chi tiêu, ổn định vĩ mô, đó là quyết định đúng đắn. Việc thực hiện 3 đột phá chiến lược có nhiều kết quả, nhất là đầu tư về hạ tầng, tăng được sức cạnh tranh. Tuy nhiên, tình hình  thực tế hiện nay vẫn còn quá nhiều yếu kém, đòi hỏi trong 5 năm tới phải có những giải pháp đột phá

Theo ông Lịch, thử thách lớn nhất trong 5 năm tới là phải tái cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp một cách căn bản để thay đổi tình hình. Bởi nông nghiệp hiện nay đang có nhiều rủi ro với biến đổi khí hậu bên cạnh rủi ro về thị trường, đó là thách thức kép, liệu chúng ta có vượt qua được không (?).

Tái cơ cấu nông nghiệp thì phải tính thực hiện thực tế. Chẳng hạn, đầu tư cho ngư nghiệp nhưng đến nay chưa xây dựng được các trung tâm nghề cá, các đội tàu hậu cần hiện đại. Biến đổi khí hậu gay gắt khiến phải đặt ra việc tái cơ cấu nông nghiệp, thay đổi cây trồng. Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề khởi nghiệp phải được làm mạnh, thể hiện dưới những đạo luật của Quốc hội. Hội nhập quốc tế phải tính để tránh bẫy tự do thương mại, không tận dụng được cơ hội lại bị xâm nhập thị trường, chúng ta phải tính từng đối tượng doanh nghiệp cụ thể, Nhà nước phải là bà đỡ thực sự, không thể khoán trắng cho doanh nghiệp được. Muốn doanh nghiệp cạnh tranh thành công thì đầu tiên phải cạnh tranh quốc gia và đó là vấn đề của Nhà nước. Cùng với đó, giải bài toán cải cách các ngân hàng hiệu quả nếu không chúng ta sẽ tiếp tục tích tụ khó khăn.

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM) cho rằng, nếu không có tầm nhìn dài hạn với vựa lúa ĐBSCL thì nguy cơ mất là điều hoàn toàn có thể bởi khu vực này đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra xâm nhập mặn, hạn hán; các nước xây đập ở đầu nguồn gây cạn kiệt nguồn nước... Phải tính toán các giải pháp đối với khu vực này một cách dài hạn, không thể chỉ là tình thế như hiện nay. Rất nhiều đất đai quá lãng phí, rất nhiều dự án để hoang hóa, lãng phí kéo dài, cần kiên quyết thu hồi những dự án theo kiểu lấy đất rồi để đó”.

“Báo cáo của Chính phủ cần đề cập lại quan điểm xuyên suốt của Đảng đó là mục tiêu giảm nghèo, nhưng phải song song với đảm bảo chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, thành phần trong xã hội. Điều này cần tiếp tục được đặt ra và có chỉ tiêu phấn đấu để trong 5 năm tới, khoảng cách này như thế nào thể hiện được chính sách giảm nghèo của Việt Nam, đảm bảo sự công bằng. Ngoài ra, cần lưu ý phát triển kinh tế biển, vấn đề này sẽ như thế nào? Bên cạnh hạn hán, biến đổi khí hậu, chúng ta cần nhìn nhận nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền để ứng xử trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để đảm bảo yếu tố bền vững hơn”, đại biểu Võ Thị Dung (TP. HCM) nói.

D.Thanh

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

Top