Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 8 năm 2017 | 3:54

Thanh Hóa: Đền bù 500 triệu đồng cho ngư dân có tàu vỏ thép bị hư hỏng

Sau nhiều mâu thuẫn và bất đồng trong thời gian qua liên quan đến vụ tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 liên tục hư hỏng tại Thanh Hóa, mới đây, đơn vị đóng tàu đã đền bù 500 triệu đồng cho một hộ dân có tàu gặp sự cố.

Liên quan đến vụ tàu vỏ thép được đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP liên tục hư hỏng ở Thanh Hóa thời gian vừa qua, vừa qua, ông Nguyễn Duy Muộn, chủ tàu số hiệu TH-93968-TS (công suất 829 CV, chuyên hành nghề lưới chụp), trú tại khối phố Tiến Lợi, phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) cho hay, ông đã nhận được 500 triệu đồng tiền đền bù của công ty Đại Dương, đơn vị đóng tàu có địa chỉ tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Được biết, ban đầu, gia đình ông Muộn yêu cầu được hỗ trợ 800 triệu đồng để sửa chữa con tàu. Tuy nhiên, với số tiền 500 triệu từ công ty Đại Dương, mặc dù không đạt được mức như gia đình mong muốn, ông Muộn vẫn vui vẻ chấp thuận. 

Con tàu vỏ thép trị giá 18 tỉ của ông Nguyễn Duy Muộn đã nằm bờ suốt thời gian qua


“Công ty đã có thiện chí hợp tác, tôi cũng không muốn tranh chấp kéo dài thêm, sẽ chỉ thiệt hại cho cả đôi bên. Thời gian tàu hỏng hóc phải nằm bờ quá lâu, chi phí phát sinh rất nhiều khiến tôi ăn không ngon ngủ không yên. Đến đây coi như mọi chuyện khép lại, chúng tôi đã đồng ý với mức hỗ trợ của phía đơn vị đóng tàu”, ông Muộn chia sẻ.

Ông Muộn cũng cho biết thêm, gia đình ông phải chi thêm 300 triệu mới đủ chi phí sửa chữa con tàu. Hiện tại, con tàu đang trong quá trình khắc phục và hoàn thiện các hạng mục có sự cố, chỉ còn vài ngày nữa, con tàu sẽ được sửa xong và vươn khơi. “Hi vọng lần này con tàu sẽ hoạt động suôn sẻ, không gặp sự cố gì thêm nữa”, ông Muộn nói.

Trước đó, con tàu vỏ thép của ông Nguyễn Duy Muộn được đóng theo NĐ 67/2014/NĐ-CP, có tổng vốn đầu tư gần 18 tỉ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng 16 tỉ 800 triệu đồng, vốn đối ứng hơn 886 triệu đồng. Từ khi đưa vào hoạt động tháng 10/2016, con tàu liên tục xảy ra sự cố, theo như phản ánh của gia đình ông Muộn, tính ra từ ngày nhận tàu đến giờ gia đình ông lỗ trên dưới 1 tỷ đồng, 9 lần vươn khơi thì cả 9 lần gặp sự cố.

Để tìm cách khắc phục, ông Muộn nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng và yêu cầu công ty đóng tàu hỗ trợ giải quyết. Tuy nhiên, phía đơn vị đóng tàu cho rằng, nghề chính của ông Muộn trước đây là nghề thợ lặn, do bỡ ngỡ mới vào nghề chụp mực, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, vận hành và khai thác tàu cá lưới chụp vỏ thép công suất trên 800 CV, có thể dẫn đến việc khai thác thiếu hiệu quả và có thể làm hỏng máy móc, thiết bị.

Sau nhiều bất đồng và mâu thuẫn, nhờ nỗ lực của các bên và sự tác động của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng như các ban ngành liên quan, công ty Đại Dương đã chấp nhận hỗ trợ gia đình ông Muộn 500 triệu đồng để sửa chữa con tàu. 

Xuân Sơn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top