Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 20 tháng 11 năm 2016 | 7:47

Thành lập ngân hàng đất đai: Dân được lợi gì?

Việc thành lập ngân hàng đất đai (hay ngân hàng quỹ đất) để cho các doanh nghiệp, nông dân thuê lại có thể sẽ thúc đẩy sản xuất lớn phát triển.

Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết bộ này đang phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét phương án thành lập một ngân hàng về quỹ đất.

thanh lap ngan hang dat dai dan duoc loi gi hinh 1
Ngân hàng đất đai cũng có những điểm tương tự như ngân hàng tài chính (Ảnh minh họa)

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên là một trong những người ủng hộ đề xuất này. Ông Kiên nhấn mạnh: “Việc thành lập ngân hàng đất đai(hay ngân hàng quỹ đất) để cho các doanh nghiệp (DN), nông dân thuê lại có thể sẽ thúc đẩy sản xuất lớn phát triển”.

Dân có thể gửi đất vào ngân hàng

PV: Theo ông, việc thành lập ngân hàng quỹ đất liệu có góp phần thúc đẩy kinh tế, nhất là nông nghiệp phát triển?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Nông nghiệp phải phát triển theo hướng tăng giá trị và giảm chi phí đầu vào. Muốn làm được như vậy, bên cạnh nhiều giải pháp về chất lượng nhân lực, khoa học công nghệ… thì cần phải có một cơ chế chính sách đất đai hợp lý để nông dân, DN tích tụ ruộng đất; bảo hộ quyền sử dụng đất đai mạnh mẽ nhất cho nông dân, DN. Trong đó việc thúc đẩy hình thành ngân hàng đất đai là một trong các giải pháp.

thanh lap ngan hang dat dai dan duoc loi gi hinh 2
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên

PV: Như ông từng phát biểu, đất đai của ta hiện vẫn manh mún, nhỏ lẻ. Vậy khi thành lập ngân hàng đất đai có thể giải quyết được vấn đề này?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Thực tế hiện nay, ở nhiều nơi thuộc miền Bắc và miền Tây Nam Bộ chỉ còn người già và trẻ con còn lao động trong khu vực nông nghiệp. Nên việc thành lập ngân hàng đất đai để cho các DN, nông dân thuê lại có thể sẽ thúc đẩy sản xuất lớn phát triển.

Xin được dẫn chứng: Ở huyện An Lão của Hải Phòng có DN thuê đất trồng ớt xuất khẩu với diện tích đất tối thiểu là 30 ha. DN này thuê luôn nông dân với tiền công thuê 100.000 đồng/ngày. Đến mùa thu hoạch thì tiền công thuê có thể lên tới 150.000 đồng/ngày. Nếu tính chi li ra, nông dân có thể thu nhập 3,8-4,5 triệu đồng/tháng. Như vậy bảo đảm được việc nông dân “ly nông nhưng không ly hương”. Đồng thời cũng cho phép đưa tư duy sản xuất lớn, sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp để đảm bảo rằng: Tái cơ cấu nông nghiệp có thể thành công.

PV: Vậy ngân hàng đất đai có hoạt động giống với mô hình ngân hàng thông thường hiện nay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Ngân hàng đất đai cũng có những điểm tương tự như ngân hàng tài chính hiện nay. Người dân có thể gửi đất của mình vào đó và có thể rút ra được. Tuy nhiên, điểm khác biệt là khi rút đất của mình ra thì người dân có thể sẽ không rút ra được chính mảnh đất cụ thể mà mình đã gửi vào, mà phải rút mảnh đất ở chỗ khác với cùng diện tích...

Bởi vì khi anh gửi đất đai vào ngân hàng, sau đó có người khác “vay” thì các mảnh đất sẽ liền một thửa. Người ta không thể lấy một mảnh ở giữa khu đất đó để trả cho anh. Tức là sẽ có những quy định đặc thù và cụ thể cho việc gửi đất vào ngân hàng này.

Lợi cho cả dân lẫn DN

PV: Người dân và DN sẽ được lợi gì khi có ngân hàng đất đai, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Trước hết, người dân sẽ không đứng trước nguy cơ bị thu hồi đất. Bởi theo Điều 53 của Hiến pháp thì đất đai là sở hữu toàn dân. Khi đất đai được giao cho một cá nhân mà cá nhân đó không sử dụng, để hoang hóa thì mảnh đất đó, khu đất đó có thể bị thu hồi để giao cho người khác.

Bên cạnh đó, người dân có điều kiện trở thành công nhân nông nghiệp ngay trên mảnh đất của mình với thu nhập cao hơn. Đối với các DN, họ sẽ không phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn để bồi thường, giải phóng mặt bằng như bây giờ nữa. Và như vậy đó là một hình thức tái hỗ trợ cho các DN đầu tư vào nông nghiệp.

PV: Đất đai có thời hạn giao, vậy khi gửi mảnh đất vào ngân hàng, rồi hết thời hạn thì tính làm sao?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Lúc đó chúng ta sẽ tuân theo các quy định của Luật Đất đai.

PV: Cơ quan nào sẽ quản lý ngân hàng đất đai này, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Kiên: Đó là việc của Chính phủ. Nếu muốn xây dựng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì Chính phủ phải giao cho các bộ, ngành liên quan tính toán, xây dựng phương án cụ thể.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà:

Gửi đất hoang hóa vào ngân hàng

Đất đai là tài nguyên quý giá của đất nước, sử dụng hiệu quả đất đai là yêu cầu cấp bách.

Để làm được điều đó, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch trao đổi để có phương án giải quyết từ khâu chính sách, thể chế về đất đai. Chúng tôi cũng đang đề xuất xem xét phương án thành lập một ngân hàng quỹ đất, trên cơ sở đó tạo niềm tin cho người dân. Ngân hàng này do Nhà nước đứng ra quản lý. Theo đó, các hộ chưa có nhu cầu sử dụng hoặc đất đang hoang hóa thì gửi vào ngân hàng này. Các vấn đề trên sẽ được chúng tôi trình Chính phủ trong một đề án cụ thể./.

Theo Chân Luận/Pháp luật TPHCM

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Top