Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 6 năm 2020 | 19:29

Thanh Trì: Nghề may khẩu trang đắt hàng mùa dịch Covid-19

Xã Đại Áng nhờ có nghề phụ là may khẩu trang, áo chống nắng, nên đợt dịch Covid-19 vừa qua, bà con khá bận rộn, thu nhập khá.

Chị Phạm Thị Luyến, thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết, chị được học nghề thợ may theo Đề án 1956 tại xã hơn 10 năm trước. Sau đó, đi làm thợ may cho các công ty may mặc lớn trên địa bàn Hà Nội.

 

img_18451.JPG

 Chị Luyến đang chuẩn bị hàng để giao cho khách

 

Vừa qua, nhân khi dịch Covid-19 bùng phát, chị và nhiều bà con trong làng khá bận rộn với việc may khẩu trang. 

Hiện, tổ may của chị có 5 người, bình quân đạt 200 cái/người/ngày. Trước đây, khi chưa có dịch, chỉ may khoảng 3 tháng nông nhàn, sau đó, đến mùa vụ phải cấy hái, hết việc mới trở lại.

Từ khi có dịch đến nay, các đơn hàng nhận nhiều hơn, ví như: Công ty Xăng dầu Petrolimex, đặt may 10.000 khẩu trang bảo hộ lao động cho công nhân.

Họ đưa vải và nguyên phụ liệu, kiểu dáng, màu sắc, logo cũng được in sẵn. Chị em chỉ làm theo yêu cầu của đơn vị đặt hàng, với giá tiền may gia công 400 đồng/khẩu trang.    

Ngoài ra, thường ngày bà con Đại Áng vẫn may khẩu trang, quần áo chống nắng, quần áo thời trang, đầu ra là chợ Đồng Xuân và gửi đi các tỉnh trong cả nước, theo đơn đặt hàng của từng địa phương.

“Hiện, riêng thôn Vĩnh Trung có khoảng 20 hộ làm nghề may gia công, và quần áo, khẩu trang theo nhu cầu thị trường, như đã kể trên. Tất cả chị em đều là công nhân các công ty may lớn trên địa bàn Hà Nội” – chị Luyến cho biết thêm.

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top