Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 11 năm 2016 | 2:13

Thị trường Mỹ chuộng tôm thẻ chân trắng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 9 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu (XK) tôm thẻ chân trắng sang Mỹ chiếm 75% tổng giá trị XK tôm từ Việt Nam; tôm sú chỉ chiếm 22%, tôm biển 3%. Trong giai đoạn này, tôm chân trắng chế biến XK từ Việt Nam sang Mỹ gấp 1,8 lần tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh. Trong khi Mỹ chủ yếu nhập  tôm sú sống/tươi/đông lạnh từ Việt Nam với giá trị XK mặt hàng này gấp 3,4 lần so với tôm sú chế biến.

Chế biến tôm tại nhà máy Út Xi (Trần Đề - Sóc Trăng).

Trước năm 2011, Việt Nam chủ yếu XK tôm chân trắng nguyên liệu đông lạnh sang Mỹ. Từ năm 2011 trở đi, với chính sách hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp tập trung đầu tư máy móc hiện đại, nhờ đó, giá trị XK tôm chân trắng chế biến luôn cao hơn so với tôm chân trắng nguyên liệu đông lạnh. Năm 2013, tôm chân trắng lần đầu tiên vượt qua tôm sú về giá trị XK sang Mỹ. Cũng trong năm 2013 đánh dấu ngành tôm nuôi nước lợ phục hồi sản xuất, được mùa, được giá, kiểm soát tốt dịch bệnh EMS và xác định được hướng phát triển rõ ràng, đặc biệt là tôm chân trắng.

Kinh tế suy thoái đã làm thay đổi xu hướng và thói quen tiêu dùng của người Mỹ. Năm 2013, báo cáo thị trường tôm cho thấy, người tiêu dùng nước này đã chuyển sang sử dụng tôm chân trắng thay thế tôm sú và tiếp tục duy trì xu thế này trong những năm sau đó. Năm 2013, Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ tôm chân trắng số 1 của Việt Nam. Nguồn cung tôm chân trắng từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS, Việt Nam và Ấn Độ trở thành nguồn cung thay thế nhờ sản lượng tôm chân trắng của cả 2 nước đều tăng mạnh.

Trong giai đoạn 2013-2015, tỷ trọng tôm chân trắng XK sang Mỹ luôn cao hơn tôm sú. Thời điểm này, giá trị XK tôm chân trắng gấp gần 3 lần so với tôm sú. Trong 10 năm (2006-2015), XK tôm chân trắng đạt mức cao kỷ lục vào năm 2014 với 775,7 triệu USD; chiếm gần 73% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam sang Mỹ.

Mặc dù kết quả cuối cùng thuế chống bán giá trong POR10 khá cao nhưng XK tôm sang Mỹ quý IV/2016 dự kiến chưa bị ảnh hưởng nhiều và vẫn tiếp tục tăng. Kể từ tháng 4/2016, XK tôm sang Mỹ liên tục tăng, tháng sau cao hơn tháng trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2016, giá trị XK tôm sang thị trường này đạt 520,2 triệu USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2015.

VASEP cho biết, Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng nhập khẩu tôm từ Việt Nam do nhu cầu thị trường này tăng trong khi các nguồn cung khác như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu dẫn tới giá XK tăng. Mỹ cũng đang tăng nhu cầu nhập khẩu tôm sú trong khi sản lượng thu hoạch tôm sú ở Ấn Độ và Indonesia đều giảm. Thời điểm này, các nhà hàng và các hãng bán lẻ ở Mỹ tung ra các chiến lược quảng cáo, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tôm của người tiêu dùng.

Thành Công

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top