Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 6 tháng 6 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 6 năm 2017 | 3:58

Thủ tướng đối thoại với các thành viên Liên đoàn Kinh tế Keidanren

Sáng 7/6, tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với các chủ tịch tập đoàn lớn là thành viên của Liên đoàn Kinh tế Keidanren, Nhật Bản.

Tham dự có lãnh đạo một số bộ, ngành Việt Nam, Chủ tịch Keidanren, ông Sadayuki Sakakibara và chủ tịch các tập đoàn lớn là thành viên của Keidanren như Toray Industries, JXTG Holdings, Nomura Holdings, Mitsubishi, Taisei, Toyota, Sumimoto…

Phát biểu mở đầu cuộc gặp gỡ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng gặp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản để cùng trao đổi về những giải pháp, chia sẻ những ý tưởng xây dựng không gian hợp tác kinh tế mới giữa hai nước hiệu quả hơn nữa. Trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng đã tham dự hàng loạt hoạt động tiếp xúc cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong đó, lần đầu tiên, Thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản, ngài Shinzo Abe đã cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và phát biểu ý kiến tại diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam do JETRO phối hợp các bộ, ngành Việt Nam tổ chức với sự tham dự của hơn 1.600 đại diện doanh nghiệp hai nước. Đây chính là biểu tượng minh chứng cho quan hệ hai nước trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất, thể hiện ý chí chính trị của lãnh đạo cao nhất và ý nguyện của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, chủ thể chính góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản ngày càng thực chất hơn.

Thủ tướng nêu rõ môi trường đầu tư Việt Nam đã được cải thiện rõ nét thời gian qua. Chính phủ Việt Nam đã lắng nghe, xử lý, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đặc biệt là những doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản phát triển tốt đẹp ở Việt Nam. Theo Thủ tướng, các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản có nhiều dự án đầu tư lớn ở Việt Nam hiểu rõ về tiềm năng, thế mạnh cũng như khó khăn, thách thức của Việt Nam.

Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam tiếp tục cùng với Nhật Bản chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với trọng tâm là kinh tế. Việt Nam chủ trương phát triển ổn định, bền vững, xanh và sạch, qua đó khẳng định vị thế là quốc gia năng động, điểm đến đầu tư hấp dẫn trong ASEAN và sâu hơn, vươn lên cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Việt Nam xác định doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài FDI là động lực quan trọng để phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính phủ tạo sân chơi bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Thủ tướng hoan nghênh các thành viên Keidanren đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm quốc gia, các dự án hợp tác công tư (PPP), môi trường, năng lượng, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp chất lượng cao, các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các loại hình dịch vụ trong đó có dịch vụ du lịch.

Bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Nhật tham gia quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh “sự thành công của Việt Nam được đánh giá chính bằng sự hài lòng và thành công của các bạn”.

Trả lời câu hỏi của ông Yasushi Kimura, Chủ tịch Tập đoàn JXTG Holdings về thủ tục xin visa vào Việt Nam, Thủ tướng cho biết, công dân Nhật Bản được miễn visa đơn phương khi nhập cảnh ngắn hạn vào Việt Nam (không quá 15 ngày), không phân biệt hộ chiếu và mục đích nhập cảnh. Luật Xuất nhập cảnh của Việt Nam được áp dụng chung cho các đối tượng người nước ngoài nhập cảnh cư trú tại Việt Nam.

Đối với đại diện, chuyên gia của doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu ra vào Việt Nam nhiều lần thì đề nghị doanh nghiệp xin cấp visa có giá trị ra vào nhiều lần với thời hạn 1 năm hoặc visa lao động thời hạn 2 năm. Từ 1/2/2017, Việt Nam đã thí điểm cấp visa điện tử thời gian 2 năm cho công dân 40 nước, gồm cả Nhật Bản.

Về vấn đề thuế nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ mà ông Yasushi Kimura nêu ra, như thuế nhập khẩu sản phẩm dầu mỏ của Hàn Quốc thấp hơn nhiều so với các loại thuế khác, Thủ tướng cho biết Việt Nam và Hàn Quốc có hiệp định thương mại tự do, vấn đề thuế suất được thực hiện theo hiệp định này.

Trước những chia sẻ của Chủ tịch Tập đoàn Nomura Holdings, ông Nobuyuki Koga về những kết quả hoạt động của khu công nghiệp Nomura tại Hải Phòng, Thủ tướng nhìn nhận Nomura đã đi đúng hướng, rất kiên trì và cho biết đã đề nghị TP. Hải Phòng cấp thêm đất cho Nomura. Thủ tướng hoan nghênh Nomura sẵn sàng tham gia vào quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng tại Việt Nam.

Đối với mong muốn của Tập đoàn Mitsubishi Electric trong việc đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam về phát triển năng lượng, cơ sở hạ tầng, giao thông, các dự án vệ tinh viễn thông, Thủ tướng cho rằng đây là những ý tưởng tốt. Đánh giá cao những công nghệ, sản phẩm của Mitsubishi Electric và hoạt động của công ty tại Việt Nam, Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất ở Việt Nam.

Giải đáp vấn đề mà Toyota Motor nêu về phát triển công nghiệp ô tô, Thủ tướng cho biết Việt Nam đã có chiến lược phát triển ngành này. Với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu thì nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam rất lớn.

Trước mong muốn của Tập đoàn Sumitomo về việc Thủ tướng thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài, Thủ tướng ghi nhận ý kiến này và cho biết vừa qua Thủ tướng và các bộ ngành đã trực tiếp đối thoại, để lắng nghe, xử lý, giải quyết nhiều vấn đề của doanh nghiệp. Thủ tướng đề nghị hiệp hội các nhà đầu tư Nhật Bản đứng ra tổ chức các cuộc đối thoại và Thủ tướng, các bộ trưởng sẵn sàng tham dự.

Cuối cùng, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe ý kiến và cùng xử lý, tháo gỡ các vướng mắc để “chúng ta cùng thắng”./.

PV.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thanh Hoá sẽ có thêm 8 xã về đích NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

    Thanh Hoá sẽ có thêm 8 xã về đích NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

    Chiều 5/6, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đợt 2 năm 2024.

  • Báo chí đồng hành cùng Triệu Sơn phát triển

    Báo chí đồng hành cùng Triệu Sơn phát triển

    Chiều 4/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa phối hợp với huyện Triệu Sơn tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Thanh Hóa và địa phương đi thực tế tại huyện Triệu Sơn.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

Top