Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 12 năm 2018 | 11:7

Tiến sĩ "rủ nhau" về quê làm nông nghiệp organic

Hàng triệu cử nhân, thạc sĩ, thậm chí là tiến sĩ Trung Quốc đã từ bỏ công việc ở các thành phố lớn để trở về nông thôn làm nông nghiệp hữu cơ với mong muốn cải thiện nền nông nghiệp và chất lượng môi trường.

Sau khi chứng kiến cảnh tượng hàng ngàn xác heo chết vì bệnh, bị nông dân vứt trên thượng nguồn, trôi nổi trên sông Hoàng Phố ở TP Thượng Hải vào đầu năm 2013, ông Zheng Lixing - người nhận bằng tiến sĩ từ Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Thiên Tân (Trung Quốc) - đã bị ám ảnh và thôi thúc phải làm gì đó. "Nếu bạn ở đó, bạn sẽ không thể nuốt trôi bất cứ thứ gì trong vài ngày" - TS Zheng chia sẻ.

Ba năm sau, với 2 triệu nhân dân tệ (290.000 USD) tiền túi và từ các nhà đầu tư, ông Zheng cùng 4 người tốt nghiệp đại học ở tỉnh Thiểm Tây trở về quê nhà và mua một mảnh đất nông nghiệp rộng 13 ha tại huyện Lễ Tuyền. Họ muốn cho nông dân địa phương thấy lợi ích của việc chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ.

Ông Zheng cho biết chất lượng đất rất kém và cần thêm vài năm nữa mới khôi phục hoàn toàn, đồng thời khẳng định tình trạng ô nhiễm đất do nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và chất thải công nghiệp là mối đe dọa lớn đối với an toàn thực phẩm Trung Quốc.

 

Tiến sĩ rủ nhau về quê làm nông nghiệp organic - Ảnh 1.

Ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều người tốt nghiệp đại học rời bỏ thành thị để về quê lập nghiệp Ảnh: SCMP

 

Nông trại của ông Zheng chỉ sử dụng phân bón hữu cơ (phân gà, phân heo…), không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Do đó năng suất mùa vụ không cao và nông dân địa phương không muốn đi theo mô hình của ông. Tuy nhiên, ông Zheng khẳng định họ có thể thay đổi quan điểm khi nhận ra rằng các sản phẩm hữu cơ có giá bán cao hơn các sản phẩm thông thường.

Theo tờ South China Morning Post, ngày càng nhiều người có học thức cao như ông Zheng rời bỏ thành thị để trở về nông thôn sinh sống. Khoảng 60% dân số Trung Quốc đang sinh sống tại thành thị - tăng mạnh so với 26% của năm 1990.

Hiện đại hóa nông nghiệp cũng là một trong những mục tiêu nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ Trung Quốc. Vào tháng 3, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định cần cố gắng hơn nữa trong việc khuyến khích những người đã tốt nghiệp đại học, cả trong nước lẫn nước ngoài, trở về nông thôn phát triển kinh tế và thúc đẩy sáng tạo cho những khu vực này.

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành hàng loạt chính sách, trong đó có giảm thuế và hỗ trợ tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tài trở về nông thôn sinh sống, làm việc.

Năm ngoái, 7 triệu người Trung Quốc đã rời thành phố để trở về nông thôn lập nghiệp và 60% trong số này chọn nông nghiệp.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top