Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 2 tháng 3 năm 2019 | 11:59

Tin NN Tây Bắc: Bản Giang thu hoạch cam cuối vụ

Thời điểm này, nông dân xã Bản Giang (Tam Đường – Lai Châu) đang khẩn trương thu hoạch lứa cam cuối vụ. Cam ngọt, mọng nước nên giá bán cao 15 nghìn đồng/kg.

cam.jpg

Vì cuối vụ nên mức tiêu thụ cam cao hơn thời điểm trước Tết, có ngày xã Bản Giang cung cấp ra thị trường từ 5 - 7 tạ cam. Thăm vườn cam khi anh Giàng Văn Pay (bản Bản Giang, xã Bản Giang) đang hái cam bán cho khách. Dự kiến trung tuần tháng 3, gia đình anh sẽ hoàn thành việc thu hoạch. Anh Pay tâm sự: “Gia đình tôi có 200 cây cam trồng năm 2013. Ngoài thu hoạch quả, tôi tiến hành chăm sóc, bón phân để cam hồi phục chuẩn bị cho lứa hoa mới. Vụ cam này, gia đình tôi thu hoạch hơn 1 tấn cam”.

Đảm bảo cam phát triển tốt, các hộ dân bản Nà Bỏ tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu chăm sóc. Cả bản có 13ha cam đang thu hoạch quả cuối vụ. Theo một số hộ trồng cam ở đây, ngay sau khi thu hoạch hết những quả cam cuối vụ, bà con tiến hành cắt tỉa lá, cành, bón thúc phân chuồng và phòng  sâu, bệnh gây hại. Khi cam ra hoa, kết trái (từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4) tiếp tục bón phân NPK cho cây hồi xanh, sinh trưởng, phát triển tốt.

Xã Bản Giang có 108ha cam đang cho thu hoạch quả cuối vụ. Cây cam phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết nên sinh trưởng, phát triển ổn định. Bà con ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc nên chất lượng quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2018, theo thống kê xã có 25ha cam cho thu hoạch với năng suất đạt 3 tấn quả/ha. Hiện, xã chỉ đạo các bản đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con thường xuyên theo dõi diễn biến sâu, bệnh hại cam để kịp thời có phương án phòng trừ. Ông Lò Văn Cheo - Phó Chủ tịch UBND xã Bản Giang cho biết: “Với 1ha cam trồng năm 2013, bà con thu lãi từ 25 - 30 triệu đồng. Đây là động lực để các hộ chủ động chăm sóc, mở rộng diện tích trồng cam nhằm nâng cao thu nhập gia đình”.

Với giá cam ổn định như hiện nay, tin rằng, thời gian tới, các hộ trồng cam ở xã Bản Giang sẽ chú trọng đầu tư chăm sóc, để vùng chuyên canh cam của huyện khẳng định vị thế trên thị trường.

9x khởi nghiệp từ nông nghiệp

Tự hào đại diện cho thế hệ 9X được vinh dự là một trong 18 gương thanh niên tiêu biểu của tỉnh năm 2018, chị Nguyễn Thị Bích Hồng, Bí thư chi đoàn xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng là một “bông hoa” rực rỡ trong phong trào phát triển kinh tế lứa tuổi 9X.

 

bich-hong.jpg

Chị Hồng đã tìm tòi sáng tạo và xây dựng mô hình “Phim trường thảo nguyên hoa” mang đến hơi thở mới về hình thức kinh doanh cho giới trẻ ở vùng đất Phủ Đoan. Tốt nghiệp ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2013, cô gái sinh năm 1991 bắt đầu thực hiện ước mơ của bản thân từ những bó hoa cắt cành như hoa hồng, hoa cúc bán vào các dịp lễ, Tết. Sau đó, chị cùng gia đình mở rộng quy mô trồng các loại cây cảnh, hoa trên diện tích 1.300m2.

Năm 2017, sau khi được hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi, chị Hồng đã thực hiện Dự án “Xây dựng phim trường thảo nguyên hoa”, là nơi để giới thiệu, trưng bày các giống hoa để những người yêu hoa tìm tới thưởng thức, chụp ảnh và mua về trang trí cho gia đình, đồng thời nơi đây cũng trở thành khu vườn cây mẹ sản xuất hạt giống, nhân giống ghép cành cung cấp cho các nhà vườn với hơn 200 giống hồng ngoại. Ngoài ra chị để dành hơn 1.000m2 trồng các loại hoa thảm, hoa trồng chậu, hoa lớn trang trí công trình. Việc bán hoa, cây cảnh và chụp ảnh từ phim trường mini đem lại cho gia đình chị từ 100-150 triệu đồng/năm. 

Mường Trai phát triển nghề nuôi cá lồng

Với lợi thế diện tích mặt hồ lớn, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở xã Mường Trai (Mường La, Sơn La) tập trung đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng, vừa nâng cao thu nhập, vừa góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

 

ca-long.JPG

Mường Trai hiện có gần 1.300ha mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La. Từ tiềm năng này, xã đã định hướng nhân dân trong xã đầu tư nuôi trồng thủy sản; chỉ đạo cán bộ khuyến nông xã bám nắm cơ sở, hướng dẫn bà con phương pháp lựa chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá nuôi. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn kiến thức nuôi cá cho nhân dân; phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện để các hộ dân được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi...

Đến nay, Mường Trai có 70 hộ nuôi cá lồng, 1 HTX nuôi trồng thủy sản và 1 tổ hợp tác nuôi cá lồng, với tổng số 260 lồng cá. Ngoài các giống cá địa phương như: trắm, chép, rô phi..., các hộ nuôi thêm các loại cá đặc sản khác, giá trị kinh tế cao, như: Cá lăng, chày, quất, nheo, diêu hồng... mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn cá thương phẩm các loại. Tính riêng năm 2018, sản lượng cá của Mường Trai trên 90 tấn, doanh thu gần 6,5 tỷ đồng, nâng thu nhập của người dân trên địa bàn lên 17 triệu đồng/người/năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 34% năm 2017 xuống còn 25,5% vào năm 2018.

Gia đình ông Lò Văn Chờ, bản Phiêng Xe là một trong những hộ nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Năm 2016, gia đình ông đầu tư trên 60 triệu đồng làm 6 lồng cá và mua các giống cá trắm, chép, rô phi đơn tính về nuôi. Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, đàn cá của gia đình ông phát triển nhanh, không có dịch bệnh. Năm 2017, ông tiếp tục đầu tư thêm 4 lồng cá. Mỗi năm, xuất bán ra thị trường khoảng 1 tấn cá thương phẩm, với giá bán cá trắm, chép là 100 nghìn đồng/kg; cá rô phi, cá mè từ 50-60 nghìn đồng/kg..., thu về gần 100 triệu đồng.

Có thể thấy việc nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La đã và đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống và sản xuất bền vững, lâu dài cho người dân vùng TĐC thủy điện Sơn La trên địa bàn xã.

Bắc Kạn trồng mới 180ha cam, quýt

Năm 2019, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng mới 180ha cây cam, quýt chất lượng tại các huyện Na Rì, Chợ Mới... Đây là các giống cam, quýt nhập nội, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như cam Xã Đoài, V2, Đường canh.

 

cq.jpg

Đối với diện tích cam quýt Bắc Kạn hiện có tiếp tục duy trì ổn định và tăng cường cải tạo, thâm canh sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc được chứng nhận VietGAP.

Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, ngành Nông nghiệp đẩy mạnh tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, khuyến khích nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng.

 

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top