Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 11 năm 2018 | 14:1

Tỏi Lý Sơn rớt giá, tồn dư hàng trăm tấn

Người dân Lý Sơn dự trữ hàng để bán trái vụ nhưng tỏi các nơi được mùa khiến nguồn cung tăng mạnh, giá bằng một phần ba năm ngoái.

Gia đình bà Loan ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) trồng 1,5 sào tỏi. Sau khi thu hoạch 400 kg hồi tháng 3, bà phơi khô để bán dần trong năm. Thời điểm này năm ngoái, khi hàng bắt đầu khan hiếm, giá tỏi lên đến 120.000 - 130.000 đồng/kg.

"Hiện, giá tỏi ngoài thị trường chỉ còn 40.000 - 60.000 đồng/kg, tôi trồng ít nhưng vẫn còn dư 100kg mà bán rất chậm", bà Loan nói.

 

Người dân Lý Sơn phơi tỏi trên nóc nhà. Ảnh: Thạch Thảo.

Người dân Lý Sơn phơi tỏi trên nóc nhà để dự trữ. Ảnh: Thạch Thảo.

 

Tỏi Lý Sơn được mệnh danh là vàng trắng, đặc biệt giá cao lúc trái vụ. Do đó, nhiều hộ trồng tỏi thường trữ để bán trong mùa đông và Tết nguyên đán. Trước tình trạng tỏi rớt giá mạnh, nhiều hộ lao đao vì trữ đến 4 - 5 tấn. Trong khi vụ tỏi mới sắp bắt đầu, lượng tỏi cũ nếu không bán được sẽ lên mầm và hết hạn sử dụng vào đầu năm sau, thiệt hại mỗi hộ hàng chục đến cả trăm triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Định - Phó chủ tịch Hiệp hội Sản xuất & Kinh doanh hành tỏi Lý Sơn cho biết, lượng tỏi tồn dư trong dân còn khoảng 200 tấn. Theo ông Định, nguyên nhân tỏi Lý Sơn mất giá là do tỏi các nơi khác được mùa, đặc biệt là tỏi Ninh Hiển (Khánh Hòa). Thêm nữa, tình trạng giả mạo thương hiệu cũng là một phần nguyên nhân khiến tỏi rớt giá. 

Bà Phạm Thị Hương - Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cũng nhận định dù tỏi Lý Sơn được trồng ở thổ nhưỡng đặc biệt và thơm ngon, chất lượng hơn những nơi khác, nhưng cũng khó lòng cạnh tranh với những loại tỏi trong, ngoài nước tràn ngập thị trường với giá chỉ 15.000 đồng mỗi kg. 

Về trực trạng giả mạo thương hiệu tỏi Lý Sơn, lãnh đạo huyện cho biết đã phối hợp với Ban Quản lý Cảng Sa Kỳ để chặn hàng của các hộ giả mạo thương hiệu tỏi không cho ra đảo Lý Sơn. "Năm qua cơ quan chức năng đã xử lý 8 trường hợp. Song, nhiều hộ kinh doanh lén lút chở các loại khác ra làm giả thương hiệu thì khó xử lý", Phó chủ tịch huyện nói.

 

Tỏi cô đơn Lý Sơn được đóng gói. Ảnh: Thạch Thảo.

Tỏi cô đơn Lý Sơn được đóng gói. Ảnh: Thạch Thảo.

Để bảo vệ thương hiệu, năm ngoái, UBND huyện Lý Sơn đã lên kế hoạch in nhãn mác, logo, tem chống hàng giả. "Nhưng hiện nay chưa hoàn thiện xong phần chỉ dẫn địa lý nên rất khó khăn. Chúng tôi sẽ sớm hoàn thành để triển khai trong thời gian tới", lãnh đạo huyện cho biết.

Huyện Lý Sơn của Quảng Ngãi được mệnh danh là "vương quốc tỏi" với sản lượng khoảng 2.000 tấn mỗi năm. Tỏi Lý Sơn là thương hiệu nông sản nổi bật với vị thơm ngon độc đáo. Trong đó, loại tỏi đắt giá nhất là tỏi cô đơn, tức tỏi một tép, được sinh ra do khuyết tật khi tỏi sinh trưởng, có giá bán khoảng 1 - 1,2 triệu đồng/kg.

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top