Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2017 | 7:55

Truy xuất nguồn gốc đặc sản Lào Cai qua thiết bị di động

Các sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc là cá nước lạnh và nấm hương Sa Pa, thịt trâu sấy Bảo Yên, sản phẩm lợn đen Bắc Hà…

Theo công bố của Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai, từ nay, chỉ với thiết bị điện thoại di động thông minh, người tiêu dùng đã có thể truy xuất nguồn gốc các loại đặc sản của tỉnh một cách dễ dàng.

Trước mắt, hơn 100 dòng sản phẩm của 16 doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu của tỉnh đã được dán tem điện tử để phục vụ tra cứu truy xuất. Các sản phẩm đầu tiên này chủ yếu là mặt hàng nông sản sạch gắn với các thương hiệu nổi tiếng của địa phương như: Cá nước lạnh và nấm hương Sa Pa, thịt trâu sấy Bảo Yên, sản phẩm lợn đen Bắc Hà, gạo Séng Cù và tương ớt Mường Khương, miến đao Bát Xát…

truy xuat nguon goc dac san lao cai qua thiet bi di dong hinh 1
Dây chuyền sản xuất tương ớt sạch của Lào Cai.

Được biết, Lào Cai là địa phương thứ 4 trong cả nước (sau Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng) triển khai ứng dụng hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản.

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm có thể thực hiện nhanh chóng thông qua phần mềm quét mã QR code cài đặt trên thiết bị di động có gắn camera. Sau khi quét, trên màn hình thiết bị sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin chi tiết liên quan đến sản phẩm, bao gồm nơi sản xuất, giấy chứng nhận, kênh phân phối, cơ sở sản xuất…

Trong thời gian tới, các dòng sản phẩm được dán tem điện tử sẽ tiếp tục được mở rộng; đồng thời, các đợt tuyên truyền tập huấn cho người tiêu dùng về cách sử dụng điện thoại để truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng sẽ được địa phương tổ chức, hướng tới thay đổi nhận thức trong thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân./.

An Kiên/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Top