Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 30 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 11 tháng 1 năm 2020 | 15:34

TT - Huế: Đã có đủ nguồn thịt lợn cung ứng trong dịp Tết Nguyên đán

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chuẩn bị đủ thịt lợn để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Trước đó, theo thống kê trong năm 2019, dịch tả lợn châu Phi đã khiến toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế phải chôn hủy gần 74 ngàn con lợn với tổng sản lượng khoảng 4.500 tấn, dẫn đến nguồn thực phẩm thịt lợn trong dịp Tết có nguy cơ thiếu hụt. Cùng với đó, giá thịt lợn trên thị trường cũng có xu hướng tăng cao.

Ứng phó với thực trạng này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thiên Định đã có buổi làm việc với các sở, ban ngành, đơn vị phân phối, cung cấp thịt lợn trên địa bàn tỉnh để làm rõ thực trạng nguồn cung thịt lợn hiện nay cũng như bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Tại buổi làm việc, ông Phan Hùng Sơn, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình cung ứng, giá cả thịt lợn có xu hướng tăng. Tuy nhiên, qua thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường nên giá thịt lợn đã giảm 10.000 – 20.000 VNĐ/kg. Hiện, giá thịt lợn ở các chợ lớn từ 130.000 – 140.000 VNĐ/kg, các chợ khác giao động từ 120.000 – 160.000 VNĐ/kg.

Qua nắm bắt, theo dõi tình hình giết mổ tại các cơ sở, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hồ Vang nhận định, khả năng tiêu thụ tương đương năm 2018, không có mức tăng đột biến. Bên cạnh đó, do tâm lý người dân đã chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác như thịt gia cầm, thịt bò… nên giá thịt lợn đã có xu hướng giảm. Hiện nay, giá thịt lợn hơi ở chợ Bãi Dâu từ 90.000 VNĐ/kg giảm còn ngưỡng 80.000 VNĐ/kg.

Đến nay nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đã được đảm bảo.
Đến nay, nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho người dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đã được đảm bảo.

 

Bên cạnh việc giá thịt lợn đang có xu hướng giảm, hiện nay nguồn cung ứng thịt lợn cho thị trường đã được đảm bảo, ổn định thông qua việc thực hiện tái đàn của các đơn vị chăn nuôi lợn và nguồn thịt nhập khẩu đạt chuẩn châu Âu từ các hệ thống siêu thị.

Thông tin từ bà Võ Thị Thu Thủy, Giám đốc siêu thị Big C Huế cho hay, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho người tiêu dùng, thời gian qua, đơn vị đã tiến hành thu mua thịt lợn trên địa bàn tỉnh cũng như tiến hành nhập khẩu thịt lợn từ Newzealand, Canada, Mỹ với số lượng lớn. Hiện, nguồn thịt lợn ở Big C Huế có đủ khả năng cung ứng cho thị trường trong thời gian tới.

Việc ướp lạnh sẽ đảm bảo độ tươi của thịt lợn trong quá trình vận chuyển; sau khi tiếp nhận và thực hiện quy trình rã đông thì thịt lợn nhập khẩu vẫn đảm bảo được độ tươi ngon, chất dinh dưỡng như các thịt lợn khác; thêm nữa, thịt lợn được nhập khẩu theo tiêu chuẩn châu Âu nên chất lượng được đảm bảo, giá bán rẻ hơn so với giá thịt lợn tươi ở địa phương nên bà Thủy khuyến cáo người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng mặt hàng này.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định hoan nghênh sự chủ động của các sở, ban ngành, nhất là các siêu thị, ban quản lý chợ trong việc nắm bắt diễn biến thị trường cũng như thực hiện các giải pháp để bình ổn nguồn thịt lợn phục vụ người dân trong thời gian tới.

Đến nay dù nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Canh Tý đã được đảm bảo nhưng để duy trì bình ổn thị trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục cân đối, theo dõi nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian tới để kịp thời chỉ đạo, triển khai các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đồng thời chỉ đạo Chi cục thú y tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chốt kiểm dịch; phối hợp với Cục quản lý thị trường, Sở y tế để kiểm tra chất lượng thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn cũng như việc công khai, niêm yết giá.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

  • Các chương trình MTQG góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ở Lai Châu

    Các chương trình MTQG góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ở Lai Châu

    Ba chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) được triển khai đồng bộ tại các địa phương đã tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Top