Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 4 năm 2022 | 14:57

TT- Huế tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng bền vững

Chỉ thị 65/2015/CT-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế góp phần ổn định sản xuất cho ngành Lâm nghiệp địa phương; từng bước thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành, phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững.

UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022; sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 65/2015/CT-UBND ngày 04/12/2015 của UBND tỉnh.

Chỉ thị 65/2015/CT-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế góp phần ổn định sản xuất cho ngành Lâm nghiệp địa phương
Chỉ thị 65/2015/CT-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế góp phần ổn định sản xuất cho ngành Lâm nghiệp địa phương.

 Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên- Huế, năm 2021, trên địa bàn tỉnh xảy ra 95 vụ cháy, trong đó có 77 vụ cháy rừng, số vụ cháy rừng gây thiệt hại là 48 vụ, diện tích thiệt hại sau xác minh là 511,51 ha. Số người tham gia chữa cháy lên đến 8.000 lượt người; đã xử phạt vi phạm hành chính 13 vụ về hành vi vi phạm các quy định về PCCCR, số tiền phạt 67 triệu; chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra 2 vụ.

Lực lượng Kiểm lâm toàn tỉnh đã bắt giữ và xử lý 368 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tịch thu 159,372m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách hơn 1,2 tỷ đồng, tịch thu 02 xe ô tô. So với cùng kỳ năm trước giảm 114 vụ và 74,849 m3 gỗ.

Chỉ thị 65/2015/CT-UBND ngày 04/12/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã góp phần ổn định sản xuất cho ngành Lâm nghiệp Thừa Thiên- Huế; từng bước thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành, phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững. Tổng số diện tích rừng bị phá đã giảm 37% so với thời kỳ 5 năm trước; diện tích xâm lấn mới rất ít.

Tuy nhiên, công tác phối hợp của các lực lượng tham gia chữa cháy, sự phân công điều hành và tổ chức chữa cháy rừng các lực lượng phối hợp chưa thực sự hiệu quả, nguyên tắc 4 tại chỗ 5 sẵn sàng chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến lực lượng tham gia đông nhưng thiếu dụng cụ chữa cháy rừng. Các vụ cháy lớn đều có chung nguyên nhân là phát hiện không kịp thời, hoặc phát hiện kịp thời nhưng không triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn nên đám cháy lan rộng và khó chữa. Việc ngăn chặn nạn xâm lấn rừng, đặc biệt ở các huyện miền núi vẫn còn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại.

Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch huy động các lực lượng Công an, Quân đội phối hợp với lực lượng Kiểm lâm kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng trái phép, giải quyết dứt điểm các tụ điểm phá rừng ngay từ khi mới manh nha; tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 65 của UBND tỉnh.

Đồng thời, chỉ đạo chính quyền địa phương các xã có rừng tăng cường công tác nắm bắt, tuyên truyền vận động người dân tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, dần chấm dứt tình trạng người dân đứng ngoài cuộc khi cháy rừng xảy ra.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án thiết thực, đầu tư nguồn lực cho công tác phòng cháy và chữa cháy trước mùa cháy rừng; đối với các địa phương nhiều rừng tập trung cần chỉ đạo đơn vị chuyên môn khảo sát, xây dựng phương án phòng cháy lớn như đường ranh cản lửa kết hợp đường sản xuất, vận chuyển.

Phát huy hiệu quả công tác phối hợp của các chốt liên huyện ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trên đường bộ, đường sông. Lồng ghép và tranh thủ các nguồn lực, cả ngân sách nhà nước, dịch vụ môi trường rừng và các Dự án nước ngoài nhằm bảo vệ tốt vốn rừng tự nhiên, tăng năng suất và chất lượng rừng trồng, duy trì độ che phủ rừng trên địa bàn…

 

 

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

    Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

    Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đang là một giải pháp hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Đồng thời, giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người…

  • Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Thay đổi phương pháp canh tác để mang lại hiệu quả cao

    Đó là phương pháp trồng lúa hữu cơ đang được một số địa phương ở các tỉnh miền Trung triển khai, với phương pháp này người nông dân trồng lúa đã thu được hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm chất lượng, đồng thời góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

  • Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Củ sen Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản

    Lễ công bố xuất khẩu lô Sen sang thị trường Nhật Bản là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Buổi lễ tổ chức vào sáng ngày 07/5, tại huyện Tháp Mười, do Công ty Cổ phần Sen Đại Việt phối hợp với Hội Ngành hàng Sen Đồng Tháp tổ chức. Đến dự lễ có ông Nguyễn Phước Thiện - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười.

  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top