Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 30 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 30 tháng 12 năm 2019 | 0:52

Tuyên Quang đứng đầu cả nước về diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC

Tỉnh Tuyên Quang đã mở rộng quy mô quản lý rừng bền vững tiêu chuẩn quốc tế và cấp chứng chỉ rừng (FSC) cho 25.366 ha rừng trồng, tăng 5.579 ha so với năm 2018, cao nhất cả nước. Duy trì độ che phủ của rừng trên 60%, đứng trong tốp đầu cả nước.

img_20181226214715.jpg
Cán bộ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương kiểm tra diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC tại thôn Đèo Mon, xã Kháng Nhật (Ảnh: Cao Huy).

 

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang, năm 2019 ngành lâm nghiệp tiếp tục phát triển hiệu quả, bền vững gắn với phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn; trồng rừng tập trung 11.779 ha, khai thác gỗ rừng trồng 865.509 m3 vượt kế hoạch, ổn định nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh, góp phần quan trọng đạt mục tiêu tăng trưởng nghiệp trên địa bàn tỉnh. Giá trị sản xuất của sản phẩm đồ gỗ, bột giấy chiếm 14% giá trị sản xuất công nghiệp.

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng; triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; mở rộng quy mô quản lý rừng bền vững tiêu chuẩn quốc tế và cấp chứng chỉ rừng (FSC) 25.366 ha rừng trồng, với diện tích này Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC cao nhất cả nước (tăng 5.579 ha so với diện tích năm 2018).

Đặc biệt, duy trì độ che phủ của rừng của tỉnh trên 60%, đứng trong tốp đầu cả nước. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 1.123 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2018.

 

 8d966cd307f1feafa7e0-1.jpg

 Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2019 của Tuyên Quang đạt trên 1.123 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2018.

 

Trong năm 2019, Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang đã sắp xếp, bố trí các Trạm Kiểm lâm, Trạm Bảo vệ và Phát triển rừng, Chốt bảo vệ rừng và lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Chỉ đạo nâng cao năng lực tham mưu, thực hiện nhiệm vụ lực lượng kiểm lâm, làm tốt công tác ngăn chặn, xử lý vi phạm; bố trí lực lượng, duy trì hoạt động có hiệu quả các tổ công tác liên ngành từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo vệ tài nguyên rừng hiện có, không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Năm 2019, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 387 vụ vi phạm, trong đó, xử lý hành chính 371 vụ, xử lý hình sự 16 vụ, giảm 142 vụ so với cùng kỳ năm 2018; thu nộp ngân sách nhà nước 2.462,1 triệu đồng.

Để phát huy thế mạnh về lâm nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao tăng năng suất, giá trị rừng trồng; phát triển lâm sản ngoài gỗ; thâm canh rừng sản xuất gỗ lớn; nâng cao giá trị sản phẩm gỗ thông qua chế biến xuất khẩu, từng bước xây dựng trung tâm chế biến gỗ lớn tại Tuyên Quang; Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xem xét Đề án của tỉnh Tuyên Quang trình.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

  • Các chương trình MTQG góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ở Lai Châu

    Các chương trình MTQG góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ở Lai Châu

    Ba chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) được triển khai đồng bộ tại các địa phương đã tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Top