Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2018 | 9:38

Về nơi tráng 30.000 chiếc bánh đa nem mỗi ngày

Gia đình anh Đậu Xuân Hiền (SN 1984, trú tại xóm Trung Yên, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An) sản xuất khoảng 30.000 chiếc bánh đa nem/ngày, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Men theo con đường làng, chúng tôi tìm đến gia đình anh Đậu Xuân Hiền (SN 1984). Nhìn từ xa, hàng nghìn chiếc phên bánh được bà con phơi hai bên con đường làng như một bức tranh quê tuyệt đẹp và thơ mộng.

 

a.jpg
Hàng nghìn chiếc phên bánh được bà con phơi hai bên con đường làng như một bức tranh quê tuyệt đẹp

 

Tiếp chúng tôi là một người đàn ông cao, gầy, da ngăm đen. Nở nụ cười thân thiện, anh Hiền cho biết: “Gia đình tôi làm nghề này từ năm 2013. Ban đầu, nghề kiếm sống của cả gia đình tôi là nghề làm muối. Nhưng sau này, chính quyền xã quy hoạch, đền bù nên chúng tôi chuyển sang làm nghề này. Nghề này tuy vất vả nhưng cho thu nhập ổn định”.

“Nguyên liệu làm bánh đa nem là gạo khang dân, được lựa chọn kỹ lưỡng. Các công đoạn làm bánh không quá phức tạp nhưng để bánh dẻo, bắt mắt, đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng cần có kỹ thuật và kinh nghiệm, bột xay phải nhuyễn”, anh Hiền cho biết thêm.

Trước khi cho bột vào lò, phải nghiền nhỏ gạo. Loại gạo làm bánh là gạo khang dân, được ngâm 2 – 3 tiếng rồi đem xay, sau đó thêm nước ngâm tiếp khoảng 6 tiếng, lắng hết cặn bã lấy phần bột pha thêm nước sao cho bột không quá đặc cũng không quá loãng.

Anh Hiền bật mí là nên hòa bột gạo với một ít đường thắng để bánh sau khi phơi khô có màu vàng bắt mắt hơn. Sau khi được bột sẽ cho vào máy tráng. Bánh được rải lên những chiếc phên tre để đưa đi phơi. Công việc phơi bánh nghe qua tưởng chừng như đơn giản nhưng rất cần sự kiên trì và chịu khó. Nếu như trước đây làm nghề thủ công, năng suất không cao thì hiện nay có khoảng 8 hộ gia đình sử dụng máy tráng bánh cho năng suất và chất lượng bánh cao hơn.

 

img_0437.JPGCác hộ gia đình sử dụng máy tráng bánh cho năng suất và chất lượng bánh cao hơn.

 

Kinh nghiệm của anh là tráng bánh vào buổi sáng sớm để kịp đón nắng, giúp bánh có độ khô vừa phải. Đây là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm. Bánh phơi phải được lật trở đều tay. Những hôm nắng nam thì phải nhanh tay thu gom để bánh không bị quá giòn, đứt gãy. Bánh không đủ nắng sẽ bị ỉu và xỉn màu. Một ngày, gia đình anh Hiền làm khoảng 3 tạ gạo. Chính vì vậy, để bánh kịp đón nắng, gia đình anh đã phải thức dậy từ lúc 4h sáng để tráng bánh. Đến 8h, bánh tráng xong được phơi ở các con đường quanh xóm. Để những chiếc phên bánh đa nem được khô đều thì cứ khoảng 1 tiếng là đảo phên. Những ngày nắng hanh, chỉ cần phơi 2 giờ là có thể thu phên.

“Ngày xưa, đa phần bà con nơi đây đều tráng bánh bằng tay. Một ngày chỉ tráng được khoảng 50 – 70kg, rất vất vả và cực nhọc. Nhưng từ khi sử dụng máy tráng bằng điện thì bánh tráng có năng suất và chất lượng hơn. Thời điểm bánh đa nem tiêu thụ mạnh là từ tháng 8 đến cận Tết. Lúc đó, nhu cầu mua bánh đa nem của người tiêu dùng lớn. Những lúc như vậy, gia đình tôi thường tráng khoảng 3 tạ gạo/ngày, thuê tầm 10 nhân công”, ông chủ 8X chia sẻ.

a1.JPGMỗi ngày, gia đình anh Đậu Xuân Hiền sản xuất khoảng 30.000 chiếc bánh đa nem, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

 

Những người tráng bánh thuê ở đây chủ yếu là phụ nữ đã có gia đình. Chị Nguyễn Thị Lan (58 tuổi) – tráng bánh thuê cho gia đình anh Hiền 5 năm nay, vừa lấy phên bánh vừa cho hay: “Tôi tráng bánh cho nhà chú Hiền cũng được 3 năm nay. Hằng ngày, tôi đến lò lúc 4h sáng đến 6h chiều mới xong việc. Việc của tôi là ngồi lấy bánh ra từ lò, thu phên, cắt bánh, đóng gói,... Người làm thuê như tôi được các chủ lò trả 150.000 đồng/người/ngày”.

Mỗi ngày, gia đình anh Đậu Xuân Hiền sản xuất khoảng 30.000 chiếc bánh đa nem. Sau khi trừ chi phí mua nguyên liệu, thuê nhân công, tiền điện,...  cho thu nhập khoảng 500.000 – 700.000 đồng/ngày. Tính ra, gia đình anh thu nhập hàng trăm triệu đồng  mỗi năm. Dịp Tết cận kề, gia đình anh tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bánh sau khi hoàn thiện được các thương lái ở Hà Nội, Vinh, Đô Lương, Nam Đàn,... về tận nơi thu mua.

 

unnamed-1.jpgBánh sau khi hoàn thiện được các thương lái ở Hà Nội, Vinh, Đô Lương, Nam Đàn,... về tận nơi thu mua

 

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc, cho biết: “Không ai biết chính xác làng nghề bánh đa Diễn Ngọc có từ bao giờ, chỉ biết khoảng 10 năm trở lại đây, người dân 2 xóm Trung Yên và Trường Tiến chủ yếu làm nghề tráng bánh đa. Hiện nay, một số hộ dân xóm Hồng Yên cũng đã học hỏi kinh nghiệm để làm nghề. Từ khi được công nhận làng nghề, cuộc sống của bà con nơi đây cũng đỡ vất vả, khó khăn hơn trước. Gia đình anh Đậu Xuân Hiền cũng là một trong những gia đình điển hình, có số lượng bánh đa nem nhiều nhất làng, xuất khẩu trong và ngoài tỉnh”.

Làng Trung Yên và Trường Tiến xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu được công nhận làng nghề năm 2012. Người dân nơi đây ngoài nghề chính là đi biển, làm muối làm nghề sinh nhai còn có nghề làm bánh đa nem rất nổi tiếng. Nghề này tuy vất vả nhưng bù lại có thêm nguồn thu và giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.

 

 

 

Thu Hiền
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top