Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2019 | 14:22

Vì sao quýt Bắc Kạn rơi vào bế tắc?

Quýt Bắc Kạn thơm ngon, vị chua thanh “vang bóng” một thời, nhưng nay đang rơi vào bế tắc, đâu là nguyên nhân chính?

Ông Cao Xuân Lãng, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Bắc Kạn, cho biết, ông có 0,5ha quýt VietGAP, nói đến quýt Bắck Kạn, người ta nghĩ ngay đến vị chua thanh, mùi thơm đặc trưng, nức tiếng một thời. Nhưng nay khủng hoảng thừa, quýt nhiều phen đổ đi. 

 

img_99471.JPG

 Người dân phải vội vàng bán quýt, kẻo mưa xuống quýt rụng hết.

                                                                             

Trước đây, khi còn thời “hoàng kim”, vào năm 2012 trở về trước, giá quýt lên đến 25 – 30.000 đồng/kg, nhưng nay chỉ còn 15.000 đồng/kg quýt VietGAP. Giá “bèo” quá, nhưng vẫn phải bán, vì giờ đây, quýt tràn lan, năm nào cũng phải giải cứu, hoăc đổ bỏ.

Nguyên nhân do, từ năm 2012 đến nay, người dân trồng ồ ạt, không theo quy hoạch, nên quýt của bà con chỉ còn 5- 6.000 đồng/kg. Thương lái cứ thấy rẻ là mua, không quan tâm quýt VietGAP hay quýt thường, làm nản lòng người sản xuất VietGAP.

Hiện, Bắc Kạn đang có rất nhiều chủ vườn, sau khi trồng quýt phải 4- 5 năm mới có quả, nhưng mới thu hoạh được 3 – 4 vụ đã muốn chặt bỏ, vì không có lãi.

Đặc biệt, không ít hộ, nợ chồng lên nợ, rơi vào vòng luẩn quẩn, do chi phí ban đầu cho 1 ha quýt đã mất khoảng 70 triệu đồng, lại phải chờ 4 -5 năm mới có thu hoạch. Thời gian này vừa không có thu, vừa phải chăm sóc vườn quýt, nhưng đến kỳ hái quả, giá quýt rẻ bèo, người dân lại muốn phá bỏ.

 

img_99481.JPG

Người dân ngóng chờ thương lái đến mua quýt.

 

“Theo đó, tỉnh Bắc Kạn có 122 xã, vùng quy hoạch quýt chỉ nằm trong 12 xã, với tổng diện tích trên 500ha, nhưng nay đã có 80 xã trồng quýt. Vì vậy, từ nhiều năm nay, cứ đến mùa quýt là người dân lại thấp thỏm, năm 2019, cũng không ngoài “điệp khúc” cũ.

Thời gian qua, chúng tôi đã khuyến cáo bà con, nên tham gia tổ hợp tác xã để lo đầu ra, không nên phát triển tràn lan, chỉ nên chuyên canh trong vùng quy hoạch, để tránh những thiệt hại đáng tiếc”- ông Lãng chia sẻ.  

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top