Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 2 năm 2021 | 16:48

Xây dựng thương hiệu cà phê Việt tương xứng tiềm năng, thế mạnh

Người dân Tây Nguyên đang từng bước xây dựng thương hiệu cà phê Việt, xứng tầm thế giới, và có giá trị cao.

Lâm Đồng: Xây dựng thương hiệu ''Cà phê Di Linh''

Sau 12 năm nhãn hiệu “Cà phê Di Linh” được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận, “Cà phê Di Linh” vẫn chưa xứng tầm là “thủ phủ” cà phê Lâm Đồng.

 

lđ-9.jpg
Sân phơi chuẩn là một phần quan trọng trong việc chế biến, nâng cao chất lượng cà phê.

 

Vì vậy, liên tục trong 2 năm qua, huyện Di Linh đang nỗ lực xây dựng “Cà phê Di Linh” thành thương hiệu có uy tín, nâng cao giá trị,  sức cạnh tranh  để xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. 

 

Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng thương hiệu, uy tín, chất lượng, nâng tầm nông sản, mở rộng thị trường là vấn đề sống còn của Di Linh. Đưa nhãn hiệu “Cà phê Di Linh” ngày càng tiến xa trên thị trường quốc tế và không  còn là vấn đề lợi nhuận, kinh tế, mà còn là niềm tự hào của người dân Di Linh hơn 100 năm qua.  

Được sự hỗ trợ của Sở KHCN Lâm Đồng, sau 2 năm, Dự án Xây dựng nhãn hiệu “Cà phê Di Linh” đã thiết lập được cơ chế quản lý và phát triển, bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, cho nhóm cà phê chế biến trên địa bàn.

 Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá nhãn hiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm; tổ chức đánh giá và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện.    

Theo đó, huyện đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu  và bảng chỉ tiêu chất lượng mang nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”. Cụ thể, cà phê nhân phải có màu đặc trưng (vàng – xanh), mùi đặc trưng của cà phê nhân, không có mùi lạ; độ ẩm tối đa 12,5%; tỷ lệ lẫn cà phê loại cho phép, dưới 3% với cà phê chè, dưới 1% cà phê mít.

Các chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV,  thực hiện nghiêm theo tiêu chuẩn đối với lương thực, thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.

Đối với cà phê rang xay phải: có màu nâu đỏ; mùi thơm đặc trưng hương trái cây, caramen, không có mùi lạ; vị đắng thanh, chua nhẹ, mặn, ngọt nhẹ sau nếm; dạng bột, mịn, không vón cục; độ ẩm không lớn hơn 5%; hàm lượng chất tan trong nước không nhỏ hơn 25%; hàm lượng caphein không nhỏ hơn 1%...   

Năm 2020, Di Linh đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Cà phê Di Linh” cho 6 doanh nghiệp, gồm: Công ty TNHH Phu Đoan (Thôn 8, xã Liên Đầm), HTX Nông nghiệp Chất lượng cao Di Linh (93.Đăng Rách, Gung Ré), Công ty TNHH Duy Khánh (thị trấn Di Linh), Doanh nghiệp tư nhân Can (Thôn 9, Tân Châu), Công ty TNHH ABRO Cà phê (thị trấn Di Linh), Cơ sở chế biến cà phê Thuần Trịnh (thôn Tân Phú 2, Đinh Lạc).

Huyện đã hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, đưa “Cà phê Di Linh” đến người tiêu dùng qua các hội chợ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại địa phương.

Từ đó, “Cà phê Di Linh” được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe khi xuất khẩu.  

Các doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu, luôn tuân thủ quy định sử dụng nhãn hiệu, thực hiện cam kết đưa “Cà phê Di Linh” thành thương hiệu mạnh. 

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng (Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Chất lượng cao Di Linh) cho biết: “Người uống “Cà phê Di Linh” thấy ngon, quay lại tìm mua cà phê do HTX sản xuất, khiến tôi rất tự hào. Cà phê của HTX trồng hữu cơ, rang mộc 100%, không tẩm ướp pha trộn với bất cứ hương liệu nào; không chất bảo quản, vị thơm đậm đặc mang hương vị cà phê tự nhiên”. 

Nhờ những doanh nghiệp như ông Hoàng, khách hàng dần nhận diện, tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm mang thương hiệu “Cà phê Di Linh”.

Ông Hàn Văn Chúc, Trưởng phòng Kinh tế huyện Di Linh, cho biết: Thời gian tới, ngoài việc xúc tiến thương mại, tìm thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm; huyện sẽ thâm canh cây cà phê theo chiều sâu, không mở rộng diện tích; trồng thay thế cà phê già cỗi, quan tâm giống có chất lượng cà phê thơm ngon. Áp dụng KHKT vào trồng, chăm sóc, chế biến để khẳng định thương hiệu, đảm bảo uy tín sản phẩm, đưa nhãn hiệu “Cà phê Di Linh” xứng tầm tiềm năng, thế mạnh vốn có.

 

Đắk Nông: Thay đổi cách sản xuất để nâng cao giá trị cà phê

Anh Hồ Văn Hoan, ở thôn Đắk An, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, cho biết, anh sinh ra và lớn lên ở vùng trọng điểm sản xuất cà phê Đắk Mil. Bố mẹ anh từng là công nhân Nông trường cà phê Đức Lập.

đn-291.jpgSản phẩm cà phê bột của anh Hoan.

 

Do đó, cây cà phê đã gắn bó với anh từ nhỏ. Khi anh lập gia đình, cây cà phê cũng là nguồn thu nhập chính của anh.

Thời gian đầu, anh sản xuất cà phê theo lối truyền thống. Song, mấy năm trở lại đây, giá cà phê liên tục giảm, trong khi chi phí đầu tư cao, khiến việc sản xuất cà phê gặp không ít khó khăn. 

"Cái khó ló cái khôn", anh Hoan đã từng bước thay đổi quy trình chăm sóc, sử dụng phân bón hữu cơ để bón cho 3,5 ha cà phê. Đồng thời, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc hóa học để giảm chi phí đầu tư và nâng cao giá trị cà phê bằng cách tập trung vào quy trình thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

Anh Hoan luôn chú trọng thu hoạch cà phê với tỉ lệ chín cao. Sau thu hoạch, anh tuyển lựa cà phê chín 100% rồi phơi trên bạt cho đến khi khô, hoặc xay dập rồi phơi khô.

Anh Hoan chia sẻ: "Tôi tìm hiểu cách sản xuất cà phê, quy trình nâng giá trị cà phê sau thu hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhân cà phê sau khi phơi khô, tôi bọc cẩn thận trong bao nilon để giữ được hương vị và tránh mốc. Cà phê nhân của tôi được chào bán cao hơn giá thị trường 5.000 đồng/kg".

Không dừng lại ở việc tạo ra nguyên liệu cà phê nhân, anh Hoan còn đưa cà phê đến các cơ sở rang xay thuê để tạo ra cà phê bột. Anh cho biết, tuy mới làm cà phê bột 2 năm nay, nhưng sản phẩm của anh được đánh giá tốt và nhiều người lựa chọn để uống trong gia đình.

Hiện, cà phê bột của anh được nhiều người chọn mua để làm quà tặng. Do vậy, anh chủ yếu sản xuất cà phê bột theo đơn đặt hàng.

Anh chia sẻ: "Tôi làm ra nguyên liệu cà phê nhân chất lượng cao, đi giới thiệu, tìm kiếm thị trường. Hướng phát triển của tôi sẽ tạo ra sản phẩm cà phê bột có đẳng cấp trên thị trường.

Thực hiện quy trình chăm sóc tự nhiên và thu hoạch, bảo quản đúng cách sẽ từng bước nâng cao giá trị cà phê Việt”.

 

Phát triển ngành cà phê Việt theo chuỗi giá trị. 

gl-3.jpgThu hoạch cà phê tại Kon Tum.

 

 

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê năm 2020 đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 2,74 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng, và giảm 4,2% về trị giá so năm 2019. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, với vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu, cà phê Việt đã có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Cùng với đó, cà phê nội địa phát triển mạnh, cùng với sự có mặt của khoảng 300.000 quán cà phê trên cả nước.

"Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, song, giá trị xuất khẩu chưa tương xứng tiềm năng" - Thứ trưởng Hải nhận định.

Để nâng cao giá trị, và hướng tới xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, Bộ Công Thương cho rằng, cần phát triển ngành cà phê Việt theo chuỗi giá trị. 

 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, các địa phương tiếp tục hướng dẫn người dân sản xuất cà phê được chứng nhận. Đồng thời, đẩy nhanh áp dụng tiến bộ KHKT... 

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương chuyển đổi bộ giống cà phê theo hướng nâng cao chất lượng, tăng thị phần cà phê đặc sản, tiếp tục đăng ký chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương mình.

 

 

Yên Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Top