Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 25 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 19 tháng 11 năm 2022 | 13:16

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho cây lúa vùng ĐBSCL

Vùng ĐBSCL chiếm 52% diện tích gieo trồng lúa của cả nước và đã phát huy lợi thế là vựa lúa lớn nhất khi đóng góp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo trong nhóm dẫn đầu của thế giới, bảo đảm an ninh lương thực và ổn định cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn của vùng.

Điểm sáng lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long trong hai năm 2020 - 2021 là nông nghiệp. Vượt qua những tác động bất lợi từ dịch bệnh trong năm 2021, khu vực nông nghiệp của ĐBSCL vẫn tăng trưởng mạnh, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Xuất khẩu nông sản, thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại của Việt Nam.

Giá trị ngành hàng chế biến lúa gạo liên tục tăng trưởng với nhiều sản phẩm đa dạng.

Tại Hội thảo Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp từ cây lúa, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, thời gian qua để nâng cao giá trị cây lúa, Đồng Tháp có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến như "1 phải - 5 giảm", "3 giảm - 3 tăng", ứng dụng cơ giới hoá toàn diện, nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số, giảm phát thải khí nhà kính, canh tác theo hướng hữu cơ, các mô hình xen canh, các mô hình sản xuất cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh số hoá trong một số mô hình đã được triển khai, để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất đã giúp tăng thêm thu nhập trung bình cho người nông dân trồng lúa từ 5,3 - 7,7 triệu đồng/ha.

Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp nhấn mạnh, giá trị ngành hàng chế biến lúa gạo liên tục tăng trưởng với nhiều sản phẩm đa dạng, nâng cao giá trị cây lúa, hạt gạo, góp phần mở ra nhiều chuỗi giá trị mới, mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, thu nhập của nông dân trồng lúa chưa ổn định, vẫn còn thấp so với các loại nông sản khác.

Những bất ổn liên quan nguyên liệu đầu vào, chi phí tăng, thị trường không ổn định, giá bán thấp tiếp tục đe dọa đến thu nhập của nông dân trồng lúa khiến cuộc sống người dân thiếu bền vững. Vì vậy, cần có những giải pháp để giúp người dân nâng cao thu nhập, an tâm sản xuất lúa bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực.

Ông Lê Quốc Phong cho biết thêm: "Chúng tôi tin rằng vẫn còn nhiều giải pháp có thể cùng kết hợp để giúp người dân trồng lúa nâng cao thu nhập, để người dân an tâm sản xuất lúa bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và có cuộc sống sung túc hơn; để trong hành trình tìm đến sự sung túc, phát triển của ĐBSCL luôn luôn có sự hiện diện của cây lúa và có những lời giải từ cây lúa mang đến những giá trị mới, bền vững hơn".

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, người trồng lúa vẫn chưa làm giàu được do chạy theo sản lượng bằng áp dụng quá nhiều hóa chất, giá thành cao, chất lượng thấp, vừa phí phạm nước tưới.

Thời gian tới, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, cần tổ chức lại vùng sản xuất, nhất là phát huy lợi thế, đặc trưng của từng vùng. Trong đó, vùng đất phù sa cổ xen lẫn đất phèn sâu, quanh năm có nước ngọt, không nước mặn xâm nhập; hệ thống thủy lợi đã được nhà nước trang bị đầy đủ. Vì vậy, nên áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn thực phẩm chất lượng cao, chủ yếu sử dụng giống lúa ngắn ngày năng suất cao; hạt dài, trung bình, hoặc tròn tùy theo khách hàng đầu ra.

Vùng trũng, phù sa có phèn, hàng năm bị ngập lũ trong mùa mưa và thủy triều; khô hạn trong mùa nắng. Hiện tại, vùng này đang sản xuất lúa 3 vụ/năm trong các vùng đê bao ngăn lũ có đầy đủ hệ thống thủy lợi trong tiêu thụ rất nhiều nước ngọt quí hiếm, xen kẻ với các vườn cây ăn trái rất tốt trên liếp cao.

Đối với vùng ven biển, đây là vùng sản xuất bền vững nhất, với lúa chất lượng cao xen nuôi tôm càng xanh trong mùa mưa và nuôi thủy sản nước lợ/mặn trong mùa nắng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, trong nhiều thập kỷ qua, vùng ĐBSCL đã gánh và làm tròn trách nhiệm an ninh lương thực của mình. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, thế giới xảy ra nhiều vấn đề như hạn hán, đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, đe dọa đến an ninh lương thực, thực phẩm ở nhiều quốc gia, các cường quốc về gạo đã phải áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu gây lo lắng cho nhiều nước.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam không những đảm bảo đời sống cho hàng trăm triệu người dân trong nước mà còn thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới thông qua việc đẩy mạnh cung ứng lúa gạo ra toàn cầu và vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong thành tựu đó. 

Về xu hướng tới, ông Nguyễn Ngọc Toàn cho rằng: "Xu hướng và tình hình mới cho thấy ở một khía cạnh nào đó, nguyên lý sản lượng không còn phù hợp và sắp tới, chúng ta cần tập trung hơn vào chất lượng. Việc này không chỉ góp phần xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam mà còn giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, ngay cả khi chúng ta giảm diện tích trồng lúa để đổi sang các loại nông sản có giá trị cao hơn, giúp cải thiện đời sống người dân ĐBSCL".

Tại Hội thảo, đại diện Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chia sẻ về “Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu”. Trong đó, sẽ đánh giá hiện trạng sản xuất lúa vùng ĐBSCL, vai trò, kết quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo của vùng.

Đồng thời, đánh giá tiềm năng, lợi thế và xác định địa bàn bố trí vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao và phương án sản xuất, chế biến, tiêu thụ cũng như giải pháp phát triển bền vững vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao.

Theo vov.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hiện có 61 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu, thiết kế bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, trong đó có 49 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Top