Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 10 năm 2013 | 8:0

Bài 9: Chủ tịch UBND xã 4 lần lấn chiếm đất công: Sở Tư pháp xử lý theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”

KTNT- Sau khi phát hiện sai phạm của ông Cao Ngọc Hoành - Chủ tịch UBND xã Cao Xá (Lâm Thao) liên quan đến Điều lệ đăng ký hộ khẩu, Công an tỉnh Phú Thọ đã có Văn bản gửi Sở Tư pháp cho biết quan điểm xử lý sai phạm. Tuy nhiên, Sở này lại xử lý theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, dẫn đến tình trạng công dân nộp đơn tố cáo kéo dài.BÀI LIÊN QUAN:>> Bài 1: Lâm Thao (Phú Thọ): Chủ tịch UBND xã 4 lần lấn chiếm đất công>> Bài 2: Khai man lý lịch đảng, gian dối bằng cấp>> Bài 3: Bất thường trong kết luận của Thanh tra tỉnh>> Bài 4: Lãnh đạo huyện có bao che cho sai phạm? >> Bài 5: Lãnh đạo tỉnh lúng túng trong giải quyết sai phạm!>> Bài 6: Tại sao không Khởi tố vụ án hình sự?>> Bài 7: Xử phạt hành vi gây cản trở dòng chảy >> Bài 8: Sở Nông nghiệp đùn đẩy trách nhiệm xử lý vi phạmChỉ rõ sai phạmKhi có đơn của ông Cao Đại Sơn gửi Công an tỉnh Phú Thọ tố cáo ông Cao Ngọc Hoành - Chủ tịch UBND xã Cao Xá vi phạm pháp luật Đăng ký hộ tịch là cố ý thay đổi tên gọi. Phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83),

Bà Chung cho biết, theo khoản 3, Điều 5, Nghị định 60, thì việc áp dụng hay
không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của cơ quan
được giao nhiệm vụ giải quyết. Bà Chung đang nhầm hay cố tình nhầm
nội dung tại khoản này?!


Xử lý theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”

Trước cách xử lý sai phạm của Sở Tư Pháp tỉnh Phú Thọ đối với ông Cao Ngọc Hoành khiến bạn đọc và dư luận băn khoăn đặt câu hỏi, tại sao Sở này chỉ áp dụng hình thức xử phạt hành chính mà không khắc phục hậu quả đối với ông Hoành, phải chăng Sở đang xử lý theo kiểu “đánh trống bỏ dùi” dẫn đến công dân nộp đơn tố cáo kéo dài?.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tại sao, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có buổi trao đổi với  bà Nguyễn Thị Thu Chung, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ. Tại buổi trao đổi, bà Chung cho biết, quá trình giải quyết vụ việc liên quan đến ông Cao Ngọc Hoành đã được các cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết và có kết luận trả lời. Sở Tư pháp cũng có văn bản trả lời khẳng định rõ việc làm của ông là sai so với quy định về đăng ký hộ tịch.

Năm 2009 Chính phủ có Nghị định 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 về xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Nghị định này quy định rất là rõ từ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, áp dụng khắc phục hậu quả.

Tương ứng với hành vi tự ý đổi tên của ông Hoành Sở Tư pháp đã viện dẫn khoản 1 Điều 4 của Nghị định. Khoản 1, nói rõ thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Trong trường hợp của ông Hoành do đã quá thời hiệu xử phạt hành chính nên chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu theo khoản 3, Điều 5 của Nghị định. Nhưng, tại khoản 3, điều 5 là vi phạm tình nghi có thể áp dụng, nên căn cứ vào Nghị định này và các quy định có liên quan cũng như thực tế của vụ việc thì việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ giải quyết.

 Khi hỏi, tại Sở Tư pháp chỉ đưa ra hình thức xử phạt hành chính mà không đưa ra quan điểm áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay không áp dụng như bên Công an đề nghị, bà Chung cho biết, Cơ quan Tư pháp không trực tiếp giải quyết các đơn tố cáo, cơ quan Công an chỉ hỏi là quy định về pháp luật như thế nào?.

Trong vụ việc này, xin thưa với bà Phó giám đốc Sở Tư pháp rằng, theo Văn bản Công an gửi sang Sở Tư pháp đề nghị Sở cho biết quan điểm xử lý sai phạm của ông Hoành (tức xử lý như thế nào), chứ không phải như bà nói là họ chỉ hỏi quy định về pháp luật. Nếu chỉ hỏi quy định về pháp luật thì cơ quan Công an có đủ hiểu biết khẳng định việc làm của ông Hoành là sai. Và Công an đã khẳng định ông Hoành vi phạm Nghị định 04/CP ngày 16/10/1961 của Hội đồng Chính phủ. Chính cách xử lý theo kiểu “đánh trống bỏ dùi” của Sở Tư pháp mới dẫn đến sự việc công dân làm đơn tố cáo kéo dài.

Phải chăng Phó giám đốc sở cố hiểu nhầm?!

Trong khoản 3, Điều 5, Nghị định 60/2009/NĐ-CP, nói rất rõ: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.

Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp khi phát hiện đã quá thời hiệu xử phạt thì không xử phạt nhưng cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả (tức cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả) sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b) Tiêu hủy các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

c) Thu hồi giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Tuy nhiên, bà Chung đang nhầm hay cố tình hiểu nhầm, từ có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả bà chuyển thành việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ được giao giải quyết.

Với cách xử lý sai phạm không triệt để của Sở Tư pháp, hiểu nhầm Nghị định trong cách giải quyết của bà Phó giám đốc Sở khiến công dân có đơn tố cao bức xúc, dư luận hoài nghi năng lực của vị này. Ủy ban tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo làm rõ, xử lý nghiêm.

Hoàng Văn

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top