Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 6 năm 2017 | 9:10

Buồn thay với thái độ phối hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng

Chính phủ luôn đề cao vấn đề cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức của các cơ quan công quyền. Thế nhưng, cách xử lý trong việc cung cấp thông tin của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Cao Bằng khiến chúng tôi cảm thấy buồn.

Báo cáo giảm nghèo không dấu, không người ký.

Theo tinh thần Công văn số 208/CV - KTNT ngày 22/05/2017 của Báo Kinh tế nông thôn đã gửi và đặt lịch với lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng, đúng ngày và giờ đã định (8 giờ sáng thứ 4 ngày 31/5/2017), phóng viên có mặt ở UBND tỉnh và được Văn phòng UBND tỉnh ký giấy giới thiệu tới Sở LĐTB&XH lấy thông tin viết bài về chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tới nơi, phóng viên gặp bà Nông Thị Duyên, Chánh Văn phòng Sở, trình giấy giới thiệu và đề nghị được gặp lãnh đạo Sở để lấy thông tin từ cơ quan thường trực giảm nghèo và phỏng vấn đồng chí Phó Trưởng ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh. Bà Duyên cầm giấy giới thiệu, hứa sớm liên hệ với lãnh đạo và sẽ thông tin lại.

Trước khi về khách sạn nghỉ,  phóng viên có trao đổi với bà Duyên, cố gắng báo cáo lãnh đạo dành khoảng 30-60 phút để  hoàn thành nhiệm vụ sớm, nhưng về khách sạn nằm chờ hết ngày thứ 4,  phóng viên vẫn chưa nhận được thông tin từ phía Sở LĐTB&XH. Đầu giờ sáng thứ 5, phóng viên tiếp tục điện thoại cho bà Duyên, bà cho biết vẫn chưa liên hệ được với lãnh đạo, có gì cuối giờ sáng sẽ thông tin lại. Hết giờ sáng vẫn không thấy bà Duyên liên lạc, đầu giờ chiều  phóng viên qua Sở, ngồi chờ cả tiếng đồng hồ, cuối cùng bà Duyên xuống nói lãnh đạo đi vắng và đưa lại cho tôi giấy giới thiệu cùng bản báo cáo về giảm nghèo không có dấu, không có chữ ký rồi bảo: “Tôi bận sang Sở Tài chính” và bà Duyên đi luôn.

Thật buồn khi nhận được đống giấy tờ hỗn độn đó, làm sao  phóng viên có thể viết bài một cách bừa bãi khi báo cáo không có tính bảo đảm. Tôi tự hỏi, tại sao  bà Duyên lại không hiểu thế nào là thông tin chính thống, thế nào là số liệu đảm bảo...? Nhưng có lẽ đây không chỉ là quan niệm giản đơn của bà Duyên mà Sở LĐTB&XH Cao Bằng cũng chưa tôn trọng sự giới thiệu của UBND tỉnh, không tôn trọng những người làm nhiệm vụ tuyên truyền. Thử hỏi, với những người ít nhiều có hiểu về pháp luật, hiểu về quy trình công vụ, công việc như chúng tôi mà vẫn còn nhận được sự tiếp đón như vậy, thì bà con dân tộc trên địa bàn sẽ được ứng xử ra sao? Thiết nghĩ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng cũng nên chấn chỉnh thái độ này của công chức, của cơ quan công quyền để niềm tin của dân đối với chính quyền được nâng cao; để năng lực cạnh tranh của tỉnh không ngừng được nâng lên.

Đình Hợi

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top