Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 3 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 4 năm 2021 | 14:37

Đắk Lắk: Vào khu bảo tồn Ea Sô phá rừng, 37 người ở Phú Yên bị bắt

37 người thuộc huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên vào Khu Bảo tồn Ea Sô (Đắk Lắk) khai thác gỗ trái phép.

Sáng 29/4, một lãnh đạo VKS (Viện kiểm sát) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã phê chuẩn quyết định khởi tố 37 bị can (đều trú huyện Sông Hinh, Phú Yên) để điều tra về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.
 
20210429_132638.jpg
 Trong số này, lệnh bắt tạm giam 18 bị can; 19 bị can bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
 
Theo điều tra ban đầu, ngày 14/11/2020, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ea Sô (huyện Ea Kar, Đắk Lắk) nhận được tin báo, tại khu vực dọc sông Ea Pích, gần trạm kiểm lâm số 5, xảy ra vụ khai thác gỗ trái pháp luật.
 
20210429_130041.jpg
20210429_130057.jpg
 Thời điểm phát hiện, không xác định được đối tượng khai thác gỗ trái phép, không thu giữ được tang vật, phương tiện.
 
Từ đó Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra. Qua nhiều tháng tích cực điều tra, xác minh, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác gồm nhiều cán bộ điều tra thường xuyên bám sát địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) để tiếp cận các nhóm đối tượng nghi vấn trong vụ việc.
 
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định, vào khoảng cuối tháng 10/2020 đối tượng Ma Khanh đã rủ một số người vào KBTTN Ea Sô khai thác gỗ bán kiếm tiền tiêu xài. Sau đó, một nhóm khoảng 20 người cùng trú tại huyện Sông Hinh rủ nhau cùng đi khai thác gỗ. Nhóm này góp tiền mua 5 cưa tay và các vật dụng khác phục vụ cho việc khai thác gỗ. Nhóm trên tập trung, cùng nhau vượt sông Krông Năng vào tiểu khu 618, 622 thuộc KBTTN Ea Sô, cạnh hai bên bờ sông Ea Pích.
 
Tại đây, các đối tượng khai thác 19 cây gỗ căm xe. Số gỗ các đối tượng khai thác, mang đi khoảng 20 lóng gỗ, kích thước dài từ 2,5 - 3,7m đường kính 30cm. Tang vật còn sót lại hiện trường, cơ quan chức năng thu giữ hơn 6m3 gỗ tròn.
 
Sau khi khai thác, các đối tượng cùng nhau đưa gỗ vượt sông về buôn Zô (xã Ea Ly, huyện Sông Hinh). Tại đây, Ma Khanh gọi điện thoại thuê người đưa xe máy cày độ đến bờ sông trục vớt gỗ và đưa về nơi tập kết.
 
Ma Khanh gọi người đến mua số gỗ này với số tiền 80 triệu đồng, sau đó cả nhóm chia nhau mỗi người hơn 3 triệu đồng.
 
Đến đầu tháng 11/2020, Nguyễn Xuân Ban (trú huyện Sông Hinh) nghe nhóm của Ma Khanh nói chuyện về việc khai thác gỗ bán kiếm tiền tiêu xài nên nảy sinh ý định đi khai gỗ. Ban rủ thêm 3 người khác cùng đi.
 
Ngày 8/11, nhóm Ma Khanh tiếp tục vào KBTTN Ea Sô. Lúc này, tổng số người tham gia gồm 30 người. Trong đợt khai thác này, ngoài nhóm của Ma Khanh thì còn nhóm Trần Văn Tú (Hải), Hoàng Anh Sáng và nhóm do đối tượng Ban cầm đầu.
 
Sau khi vào tiểu khu 618, 622, nhóm Ma Khanh sử dụng 5 cưa cá mập khai thác 37 cây gỗ căm xe trong 3 ngày. Số gỗ các đối tượng đã khai thác khoảng 30 lóng gỗ, kích thước dài từ 2,5-3,7m, đường kính 30cm; gỗ còn để lại hiện trường hơn 13m3 gỗ tròn.
 
Sau khi đưa gỗ vượt sông về buôn Zô, Ma Khanh tiếp tục thuê người trục vớt, rồi gọi người đến mua với số tiền 100 triệu đồng; bán 8 trụ đề ba, với số tiền 26 triệu đồng, sau đó chia mỗi người 3,8 triệu đồng tiêu xài cá nhân.
 
Cũng theo điều tra, nhóm Nguyễn Xuân Ban gồm 4 đối tượng, từ ngày 8-14/11/2020 đã khai thác 5 cây gỗ căm xe, có khối lượng 3,3m3 gỗ tròn tại tiểu khu 622. Trong đó, 4 lóng đã được nhóm này đưa về và bị thu giữ tại xã Ea Ly (Sông Hinh).
 
Đối với nhóm Trần Văn Tú (Hải), Hoàng Anh Sáng, vào khoảng ngày 10/11/2020, các đối tượng đã đến tiểu khu 618 khai thác được 6 lóng gỗ căm xe, đường kính khoảng 30cm, dài 1,2m, rồi thuê Đạo trục vớt, đưa về buôn Zô (xã Ea Ly), bán được 7 triệu đồng.
 
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, từ cuối tháng 10 đến 14/11/2020, 37 đối tượng nói trên đã vào tiểu khu 618-622 KBTTN Ea Sô cắt hạ tổng khối lượng quy tròn 43m3 gỗ căm xe.
 
Hiện, Công an huyện Ea Kar đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
 
 
Võ Khánh
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu giống gia cầm vẫn diễn biến phức tạp

    Nhập lậu giống gia cầm vẫn diễn biến phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top