Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 24 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 3 năm 2022 | 14:20

Doanh nghiệp Nhật sẵn sàng mua vải thiều đạt tiêu chuẩn với giá cao

Đó là thông tin được đưa ra trong buổi làm việc mới đây giữa UBND tỉnh Bắc Giang với đại diện Tập đoàn Kawamoto và Tập đoàn Ribeto Nhật Bản về việc xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản.

Nâng cao chất lượng vải thiều xuất khẩu

Năm 2022, để chủ động trong công tác chỉ sản xuất vải thiều xuất khẩu, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với xuất khẩu vải thiều với diện tích sản xuất là 28.300 ha; sản lượng vải thiều khoảng 160 nghìn tấn, trong đó diện tích vải sớm 6.750 ha, sản lượng 50 nghìn tấn; vải chính vụ 21.550 ha, sản lượng 110 nghìn tấn.

Diện tích sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400 ha, sản lượng khoảng 112,9 nghìn tấn. Vải sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP duy trì diện tích 82 ha. Trong năm nay, tỉnh xây dựng thêm 20 ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và 20 ha sản xuất hữu cơ.

 

 Đại diện Tập đoàn Kawamoto và Tập đoàn Ribeto Nhật Bản khảo sát tình hình sản xuất vải thiều tại huyện Lục Ngạn.

 

Về tình hình sản xuất vải thiều xuất khẩu, Bắc Giang tiếp tục duy trì 149 mã số vùng trồng, với diện tích 15.867 ha, sản lượng trên 95.000 tấn và 300 cơ sở đóng gói phục vụ đủ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời, duy trì sản xuất 18 mã số vùng trồng diện tích 218 ha; sản lượng 1.600 tấn xuất sang thị trường Mỹ, Úc, EU.

Đối với thị trường Nhật Bản, Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo 30 mã số vùng trồng, diện tích gần 220 ha tại 3 huyện: Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam. Năm nay, tỉnh Bắc Giang cũng đã rà soát cấp mới 5 mã số vùng trồng với diện tích 50 ha; nâng tổng số mã số vùng trồng năm 2022 lên 35 mã vùng trồng, diện tích gần 300 ha, sản lượng khoảng 2.000 tấn để xuất khẩu sang  thị trường Nhật Bản và thị trường khác có yêu cầu về mã số vùng trồng. Tỉnh duy trì 01 cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói tại Bắc Giang, liên kết với 3 cơ sở xông hơi khử trùng ngoài tỉnh đảm bảo phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Sau khi khảo sát tình hình sản xuất thực tế và nắm bắt được kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều, làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang vào ngày 1/3, đại diện 2 Tập đoàn Kawamoto và Ribeto Nhật Bản cho rằng vải thiều của Bắc Giang có chất lượng cao.

Khắc phục hạn chế

Thực tế khi xuất sang Nhật, vải thiều Bắc Giang vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục đó là màu sắc của quả vải chưa đồng đều, chín nhanh nên rất dễ xảy ra hiện tượng nấm mốc. Do đó, nếu tỉnh Bắc Giang giải quyết được 2 vấn đề này thì chất lượng vải thiều sẽ nâng cao hơn. Đại diện 2 Tập đoàn mong muốn tỉnh Bắc Giang quan tâm khắc phục hạn chế về công nghệ bảo quản và hàng rào xử lý khử trùng theo tiêu chuẩn của Nhật trong quy trình xuất khẩu. Doanh nghiệp sẵn sàng mua với giá thành cao đối với vải thiều chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn.

Tại buổi làm việc, đại diện 2 Tập đoàn cam kết sẽ đồng hành với doanh nghiệp tại Bắc Giang, hỗ trợ công nghệ bảo quản, khử trùng để quả vải giữ nguyên chất lượng, màu sắc, không chín quá và không nấm mốc... đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Đồng thời, khẳng định sẽ cố gắng hết sức để đưa bằng được vải thiều Bắc Giang sang Nhật Bản qua tập đoàn.

 

 Đại diện 2 Tập đoàn Kawamoto và Ribeto Nhật Bản thăm cơ sở xông hơi khử trùng đặt tại Công ty Toàn Cầu.

 

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang hy vọng qua thăm thực tế vùng trồng vải thiều, cả 2 Tập đoàn sẽ cảm nhận được không khí sản xuất của người nông dân tỉnh Bắc Giang và mong muốn sẽ phối hợp với 2 Tập đoàn đưa thành công vải thiều sang Nhật.

Năm nay, Bắc Giang đã sẵn sàng khoảng 2.000 tấn vải có mã vùng trồng, đảm bảo theo tiêu chuẩn để đưa vào thị trường Nhật Bản. Đồng thời, tỉnh cũng có 1 cơ sở xông hơi khử trùng đặt tại Công ty Toàn Cầu đã được phía Nhật sang kiểm nghiệm và thẩm định đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật. Tỉnh cũng có nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu vải sang Nhật.

Để mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng xuất khẩu sang Nhật, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị 2 doanh nghiệp liên kết hợp tác với Công ty Toàn Cầu đưa vải sang Nhật. Cùng với đó, đề nghị Tập đoàn giới thiệu công nghệ bảo quản vải thiều cho Công ty Toàn cầu để đảm bảo tiêu chuẩn xuất sang Nhật.

Chủ tịch UBND tỉnh cam kết trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang sẽ hỗ trợ, tháo gỡ để đưa được quả vải sang Nhật. Qua đó, khẳng định, nếu năm nay đưa thành công vải thiều xuất khẩu sang Nhật qua 2 Tập đoàn sẽ tạo đà để vải thiều Bắc Giang khơi thông và nâng sản lượng cho năm tiếp theo vào thị trường này.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

Top