Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 3 tháng 3 năm 2020 | 22:6

Giá thịt lợn lại có xu hướng tăng ở các tỉnh miền Bắc

Theo các thương lái, thiếu hàng là một trong những lý do khiến giá lợn hơi bị đẩy cao và nếu tình trạng khan hiếm lợn kéo dài, rất có thể giá lợn sẽ bị đẩy cao hơn nữa.

thit-lon.jpg

Sản phẩm thịt lợn sau khi chế biến được để trên giá đảm bảo vệ sinh thực phẩm. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

 

Sau một thời gian khi các doanh nghiệp lớn đồng loạt giảm giá lợn xuống khoảng 75.000 đồng/kg và được duy trì ổn định thì những ngày gần đây, giá lợn hơi tại các địa phương, đặc biệt là miền Bắc, liên tục tăng cao, nhiều nơi đang ở mức từ 86.000-87.000 đồng/kg.

Nhận định của một số doanh nghiệp, trang trại lớn là do thiếu hàng, nguồn cung vẫn ở mức thấp.

Anh Lê Tiến Dũng, ở khu 1 Đồ Sơn, Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện giá lợn ở trên địa bàn đang ở mức từ 86.000-87.000 đồng/kg. Mặc dù anh Dũng không có lợn bán nhưng lợn được các thương lái thu mua tại địa phương đang ở mức như trên.

Trong khi đó, cách đây khoảng 1 tuần, giá lợn ở khu vực này ở mức từ 79.000-80.000 đồng/kg, thấp hơn so với hiện tại khoảng 5.000-6.000 đồng/kg.

Anh Lê Tiến Dũng cho biết, hiện trang trại của anh cũng chưa có lợn xuất bán, phải khoảng 2 tuần nữa anh mới lứa xuất chuồng có khoảng từ 50-60 con. Trước đây anh có 100 con nái, do lo ngại dịch bệnh anh phải bán đi 50 con. Hiện anh chỉ tái đàn với lượng con giống do 50 con nái đẻ ra chứ chưa dám tăng đàn do lo ngại nguy cơ cao từ dịch bệnh.

Liên tục được thương lái hỏi mua lợn những gần đây, ông Trần Quốc Toản, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là chủ một trang trại có quy mô khăn nuôi khá lớn cũng cho biết, giá lợn những ngày gần đây tăng liên tục. Hiện, thương lái đang ráo riết lùng mua lợn, nhưng nguồn cung lợn từ các trang trại, người dân ở địa phương khá ít vì người nuôi e ngại vào đàn, giá lợn giống lại quá cao.

Theo các thương lái, thiếu hàng là một trong những lý do khiến giá lợn hơi bị đẩy cao và nếu tình trạng khan hiếm lợn kéo dài, rất có thể giá lợn sẽ bị đẩy cao hơn nữa.

Trong khi đó, do bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vắcxin nên rủi ro tái đàn vẫn còn rất cao với người chăn nuôi. Bên cạnh đó, theo ông Toản, hiện giá lợn giống khoảng 2,6 triệu đồng/con (khoảng 7kg), chi phí cho chăn nuôi an toàn sinh học cũng tăng đáng kể. Người chăn nuôi có lãi nhưng rủi ro bị tái dịch cũng đang rất cao nên chỉ có những trang trại giữ được lợn đợt dịch vừa qua mới dám tái đàn.

Theo đại diện Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, hiện giá lợn của công ty vẫn đang bán ra ở mức 75.000 đồng/kg.

"Giá doanh nghiệp đang bán ra rất thấp so với giá trên thị trường nên nếu thị trường tiếp tục giữ ở mức cao hoặc tăng thì doanh nghiệp khó giữ giá như hiện nay," đại diện doanh nghiệp này cho hay.

Một doanh nghiệp ở Đồng Nai cho biết, giá lợn ở khu vực miền Nam vẫn khoảng 75.000 đồng/kg. Với giá lợn hiện nay, người chăn nuôi có lãi nên khả năng mong muốn tái đàn cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thất thoát trong tái đàn vẫn rất cao với trên 20%, người chăn nuôi vẫn chưa đầu tư tái đàn mạnh do dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin. Nếu kiểm soát dịch bệnh tốt, người dân sẽ tái đàn ngay.

Về giá lợn liên tục trồi sụt trong thời gian gần đây, doanh nghiệp này cho hay, quyết định giá là do cung-cầu. Điển hình, giá gà trắng hiện ở Đồng Nai đang ở mức dưới 15.000 đồng/kg, giá quá thấp do nguồn cung gà tăng quá cao. Tương tự với lợn, giá còn cao cho thấy nguồn cung còn thấp, lượng tái đàn còn chưa cao.

Doanh nghiệp này cũng lo ngại, nếu giá lợn hơi miền Bắc và miền Nam tiếp tục chênh lệch quá cao như hiện nay sẽ có hiện tượng vận chuyển lợn giữa các địa phương.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát tốt, nhiều địa phương tập trung tái đàn nhanh, hiệu quả.

Theo thống kê của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, tổng đàn lợn cả nước thời điểm hiện tại là trên 24 triệu con; trong đó, có khoảng 2,7 triệu con lợn nái.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, khả năng đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 khoảng hơn 4 triệu tấn, trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Cụ thể, dự báo tháng 3 lượng thịt lợn cung cấp ra thị trường đạt khoảng 350.000 tấn; tháng 4 khoảng 360.000 tấn; tháng 5 khoảng 360.000 tấn; tháng 6 khoảng 365.000 tấn. Quý 3/2020, dự báo lượng thịt lợn cung cấp ra thị trường đạt 1,098 triệu tấn; quý 4/2020 là 1,145 triệu tấn

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

Top