Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 4 năm 2014 | 9:14

Hà Nội: Nguy hiểm rình rập từ những cây cầu phao

KTNT- Tồn tại ngay giữa Hà Nội, những cây cầu phao tạm bợ bắc qua sông trên địa phận 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người qua lại. Nguy hiểm luôn rình rập và người dân chỉ mong sao có một cây cầu. Theo ghi nhận của phóng viên, tại địa phận huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức (Hà Nội) còn tồn tại hàng chục chiếc cầu phao bắc qua sông Đáy nối liền 2 huyện. Những chiếc cầu phao này thường do người dân tự làm để ngày phục vụ việc đi lại của hàng trăm người dân trên địa bàn huyện này sang huyện khác. Không kể là những người lao động vận chuyển hàng hóa qua đây thường xuyên mà còn có cả những em học sinh đi lại mỗi ngày.Riêng, thôn Đặng Giang, xã Hòa Phú (Ứng Hòa) đã có đến 2 chiếc cầu phao, tồn tại trên 20 năm. Người dân hằng ngày mất phí khi qua, tuy nhiên cầu thì đã xuống cấp trầm trọng mà chưa được tu bổ và có thể gây nguy hiểm cho người dân bất cứ lúc nào.


Anh Hoàng Văn Tú ở thôn Đặng Giang cho biết: “Độ an toàn của cầu không được đảm bảo,  đã có rất nhiều người đi qua bị rơi xuống. Chúng tôi luôn hy vọng sẽ có một cây cầu kiên cố để đi qua đây cho thuận tiện mà không phải mất phí”.

Những cây cầu treo, cầu tạm nối liền giữa 2 huyện này thường có kết cấu đơn giản và chủ yếu là phục vụ nhu cầu đi lại của người dân nên lượng người, phương tiện cũng như hàng hóa qua lại cầu hàng ngày rất lớn. Người dân đi qua cầu sẽ phải trả phí đi lại, 2.000đ/lượt  đối với xe máy và 1.000đ/lượt đối với xe đạp.

Nguyên liệu để làm nên những cây cầu này đều là từ những miếng gỗ, tấm sắt mỏng và tre. Mặt cầu được ghép bằng những miếng gỗ, tấm sắt mỏng… chòng chành trên những chiếc thuyền bê tông. Lan can cầu được buộc bằng dây thừng, dây thép thì siêu vẹo tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Do thời gian đã quá lâu lại không được duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp thường xuyên, nên tất cả những cây cầu này đều đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Những tấm sàn trên mặt cầu đều bị nứt nẻ, biến dạng, dây thừng đã cũ và bị mục, dây thép thì bị rỉ, lan can cầu cũng bị hư hỏng đi rất nhiều. Những chiếc thuyền bê tông đã qua sử dụng mấy chục năm cũng không còn an toàn nữa.

Đem vấn đề đến UBND xã Đại Hưng (huyện Mỹ Đức) để tìm hiểu, văn phòng xã cho biết: “Chủ tịch có việc bận, chưa về”, còn vị Phó chủ tịch xã thì từ chối phỏng vấn với lý do: vấn đề này là vấn đề “nhạy cảm” và ông không nắm được.

Tình trạng trên đã kéo dài hàng chục năm, nhưng chính quyền xã vẫn chưa có động thái cụ thể để khắc phục, sửa chữa nhằm bảo đảm an toàn hơn cho người và phương tiện mỗi khi qua cầu.


Một số hình ảnh phóng viên ghi lại:


Cầu Sếu (Thôn Đặng Giang, Ứng Hòa) nối liền 2 huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Cầu Tía bắc qua sông đáy đã có lịch sử 20 năm.

Những tấm gỗ trên mặt cầu đã bị mục và hư hỏng gần hết.

Lan can cầu nối với mặt cầu được buộc tạm bằng dây thừng
không đảm an toàn.

 Người dân đi qua cầu phải dắt xe vì cầu quá nhiều chỗ bị hỏng
mà chưa được tu bổ.


Cấn Thanh - Nguyễn Ý

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top