Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 9 năm 2014 | 9:20

Huyện Đông Anh: La liệt công trình sai phạm “mọc” trên đất nông nghiệp

KTNT- Theo phản ánh của người dân thôn Cổ Điển, hiện trên địa bàn xã Hải Bối (Đông Anh - Hà Nội) có hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp tại chân đê sông Hồng đang có các nhà hàng, quán càphê, karaoke... án ngữ trái phép.
Trên thực tế, theo quan sát của phóng viên, cả dải đất ven đê sông Hồng thuộc địa bàn thôn Cổ Điển đã bị lấn chiếm đến tận sát chân đê đúng như những gì người dân phản ánh. Các vi phạm chủ yếu là lấn chiếm, xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất lưu không chân đê và nơi chưa có quy hoạch xây dựng. Những dãy nhà cấp 4 xây kiên cố chạy dài, nhà hàng, nhà xưởng có diện tích lớn, ước tính diện tích xây dựng trái phép, lấn chiếm đất lưu không, ao hồ lên tới hàng nghìn mét vuông.


 
Trao đổi với người dân, được biết, ban đầu chỉ có những nhà sống tại ven đê mới đổ đất, cát lấn chiếm đất lưu không, nhưng sau đó thì những nhà có ruộng tại khu vực đó cũng đổ đất, san nền và trồng cây. Được một thời gian thì trên khu đất lưu không “mọc” dần lên những dãy nhà cấp 4 để cho thuê.
 


Một người dân địa phương cho biết: "Cách đây gần một năm, nếu ra ven đê thì sẽ thấy vô cùng nhộn nhịp, nhà nào ở khu vực đó, sau khi lấn chiếm được đều khởi công xây dựng công trình, nhà xưởng,… mà chẳng thấy nhà nào bị cơ quan chức năng xử lý".
Cũng theo người dân nơi đây thì các công trình vi phạm nằm ngay cạnh UBND xã cũng không bị xử lý, việc xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng ở địa bàn xã Hải Bối đã tồn tại từ lâu rồi.


Trước những phản ảnh của người dân thôn Cổ Điển, việc để tồn tại hàng loạt công trình sai phạm nằm trên đất nông nghiệp của xã Hải Bối cần phải có câu trả lời thỏa đáng. Những gì đang diễn ra khiến cho dư luận đặt ra những nghi vấn. Liệu chính quyền địa phương có "bảo kê" cho những công trình sai phạm? Hay chính quyền sở tại "bất lực" trong việc xử lý những sai phạm?
Báo Kinh tế nông thôn đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc, làm rõ sự việc, giải tỏa những khúc mắc của người dân.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về sự việc./.
Thành Vinh - Thanh Thắng
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top