Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 24 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 25 tháng 5 năm 2021 | 20:57

Khoảng trống kinh tế đêm tại thủ phủ du lịch xứ Thanh

Đón tới gần 10 triệu khách/năm nhưng chi tiêu trung bình của khách du lịch ở Thanh Hóa chỉ đạt 550 nghìn đồng/ngày. “Mỏ vàng khổng lồ” từ kinh tế đêm hay các quần thể vui chơi giải trí nghỉ dưỡng đồng bộ vẫn đang bị bỏ ngỏ tại thủ phủ du lịch xứ Thanh.

Dư địa tăng trưởng du lịch khổng lồ

Du lịch Thanh Hóa tuy xếp thứ 4 cả nước về lượng du khách song chỉ đứng thứ 10 về doanh thu, theo thống kê của Sở VHTT&DL. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Thanh Hóa đón 42,3 triệu lượt khách - gấp 2 lần giai đoạn 5 năm về trước. Tổng doanh thu du lịch ước đạt gần 60.000 tỷ đồng. Trong đó, thủ phủ du lịch Sầm Sơn với thế mạnh về đường bờ biển dài, hệ thống hang động, núi đá phong phú chiếm hơn 50% lượt khách của toàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, khách quốc tế - đối tượng có mức chi tiêu cao - chỉ chiếm lượng khiêm tốn. Số ngày lưu trú của du khách chỉ dừng ở mức gần 1,9 ngày/khách, chi tiêu chỉ quanh mốc 550.000 đồng/người/ngày.

 

 Thành phố biển Sầm Sơn hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch.

 

Du khách tới Thanh Hóa có cơ hội trải nghiệm các kỳ quan từ núi non hùng vĩ tới đại dương mênh mông. Hệ thống hạ tầng giao thông phát triển với bộ ba không - thủy - bộ giúp hành trình tới Thanh Hoá ngày thêm dễ dàng. Đặc biệt là sự thuận tiện trong kết nối giao thông tới biển Sầm Sơn, nơi mà từ thời Pháp thuộc, Công sứ Sechie - người được Chính phủ Pháp giao nhiệm vụ khảo sát các điểm nghỉ mát, tắm biển ở Việt Nam, khi đến khảo sát tìm hiểu Sầm Sơn phải thốt lên: “Ở xứ Đông Dương không có nơi nào nghỉ mát, tắm biển tốt hơn nơi này”. Nhưng thực tế, ngoài lịch tham quan vãn cảnh, tắm biển, thưởng thức hải sản thì khách du lịch chưa có cơ hội được “rút cạn hầu bao” cho các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm hấp dẫn khác tại Sầm Sơn.

 

 Ngoài du lịch biển, Sầm Sơn - Thanh Hóa còn thiếu nhiều dịch vụ giữ chân du khách, nhất là dịch vụ giải trí đêm.

 

Trong khi đó, tham chiếu sang các thiên đường du lịch biển lân cận như Pattaya (Thái Lan), đảo Boracay (Philippines), sản phẩm du lịch về đêm rất đa dạng, phong phú nếu không muốn nói đa phần khách du lịch tới đây đều nhằm mục tiêu trải nghiệm cuộc sống đêm. Các khu chợ đêm, nhà hát, trung tâm biểu diễn nghệ thuật luôn sáng đèn khiến du khách chìm đắm trong không khí hội hè thâu đêm suốt sáng.

Doanh thu du lịch không chỉ dừng ở vé tham quan di tích mà còn từ các cửa hàng ẩm thực, các tổ hợp trò chơi, dịch vụ nghệ thuật… Du khách sẵn sàng “rút ví” trung bình tới 163 USD cho 1 ngày trải nghiệm ở Thái Lan, gấp gần 8 lần so với mức chi tiêu tại Thanh Hóa. Các điểm đến hàng đầu của Việt Nam như: Đà Nẵng, Phú Quốc, hay Hà Nội, TP.HCM cũng ráo riết khởi động các sự kiện đêm hấp dẫn nhằm khai thác tối đa nguồn lợi đêm này.

Theo chỉ số nghiên cứu thì khách chi tiêu 30% ban ngày, 70% ban đêm. Như vậy Thanh Hóa nói chung, Sầm Sơn nói riêng đang mất 70% doanh thu hấp dẫn từ “mỏ vàng kinh tế đêm”. Với nguồn du khách dồi dào, tiềm năng như hiện nay, thì nền kinh tế đêm tại Thanh Hóa thực sự đang là mỏ vàng bị bỏ quên. Nếu được đầu tư, quy hoạch bài bản, chắc chắn mức chi tiêu chưa đến 1 triệu đồng/ngày như hiện nay sẽ sớm tăng trưởng phi mã trong tương lai.

Khai thác “mỏ vàng” bị bỏ quên ở Thanh Hóa

Giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa đặt mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời Thanh Hóa sẽ thuộc nhóm các địa phương top đầu cả nước về du lịch, thu hút hơn 63.000 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Hình ảnh và thương hiệu du lịch sẽ thay đổi từ "bình dân cho mọi người" sang "những điểm nhấn cao cấp"; chuyển từ "du lịch biển" sang "biển và trải nghiệm cuộc sống". Theo đó, Sầm Sơn sẽ phát triển thành đô thị du lịch thông minh dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ và là trung tâm đầu mối liên kết các khu, điểm du lịch trong, ngoài tỉnh.

 

 Dự án Sun Grand Boulevard của Tập đoàn Sun Group hứa hẹn giải bài toán du lịch đêm tại Sầm Sơn - Thanh Hóa.

 

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Thanh Hóa phải hình thành những quần thể vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn 24/7, đặc biệt tại thủ phủ du lịch Sầm Sơn. Ở đó, du khách bên cạnh ăn, tắm biển, tham quan còn được mua sắm và chìm đắm trong không khí lễ hội sôi động, với tầm vóc sánh ngang những trung tâm du lịch giải trí như Phuket (Thái Lan), hay các đại lộ mua sắm quy mô tựa Orchard (Singapore)…

 

 Quảng trường biển và Trục đại lộ rộng bậc nhất Việt Nam thuộc Sun Grand Boulevar sẽ biến Sầm Sơn thành Thành phố đêm không ngủ.

 

Kỳ vọng đó sẽ sớm được hiện thực hóa ngay khi dự án Sun Grand Boulevard do Tập đoàn Sun Group đầu tư tại Sầm Sơn được vận hành. Là đại đô thị phức hợp với tổ hợp nghỉ dưỡng, thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí lớn nhất miền Bắc, Sun Grand Boulevard ghi dấu ấn khác biệt với trục đại lộ trung tâm dài hơn 2 km kết nối với biển Sầm Sơn qua Quảng trường biển. Đại lộ được thiết kế độc đáo, tạo thành trục cảnh quan dạo bộ, mua sắm, vui chơi bất tận, sánh ngang các “đại lộ biểu tượng” về du lịch và thương mại trên thế giới như Champs-Élyseés, Orchard, Sapporo...

Hình ảnh một cuộc sống tấp nập, phồn hoa với đủ loại hình vui chơi giải trí 24/7 sẽ tạo tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế ban đêm của Sầm Sơn, giúp khai phóng hết tiềm lực của “mỏ vàng” đã được tìm thấy từ hơn 100 năm nay.

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hiện có 61 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu, thiết kế bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, trong đó có 49 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Top