Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 26 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 7 năm 2019 | 13:35

Không quá khó để HTX kiểu mới thành công

Công tác ở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Phúc 7 năm nên chị Dương Thị Quỳnh Liên đủ “chín” khi thành lập và đưa HTX Rau an toàn Vân Hội Xanh (xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) thành công như ngày nay.

tr13d.JPG
Chị Liên và cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV kiểm tra đồng ruộng.

 

Đam mê sản xuất sạch

Năm 2016 - 2017, khi nghe tin Sở Nông nghiệp và PTNT muốn giao Nhà sơ chế rau an toàn cho HTX kiểu mới (trước đó do xã Vân Hội quản lý), sẵn yêu nghề nông và đam mê sản xuất sạch, chị Liên xung phong nhận.

Sau đó, chị Liên bắt tay thành lập HTX kiểu mới, do chị làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX. Bước khởi đầu khá thuận lợi, HTX kêu gọi được 60 thành viên chính thức, 73 thành viên liên kết, với tổng diện tích sản xuất 17,5ha.

Mặt khác, công việc sản xuất trên đồng ruộng cũng gặp nhiều thuận lợi, do bà con ở đây có nghề trồng rau từ lâu đời. Điều căn bản là tập hợp, hướng dẫn sản xuất sạch theo quy trình VietGAP.

HTX chủ yếu sản xuất các loại rau, củ, quả như: Su hào, bắp cải, cải thảo, các loại rau cải; bầu, cà chua, đậu đỗ, dưa chuột; rau muống, mồng tơi, rau ngót… Đặc biệt, HTX xây dựng kế hoạch canh tác quanh năm, chú trọng rau trái vụ để thu lãi cao.

Ông Nguyễn Văn Năm (thôn Vân Giữa) cho biết, ông  có 8 sào ruộng (1 sào Bắc Bộ = 360m2), chủ yếu trồng cải canh, cải ngọt, cải ngồng. Mỗi tháng nhập sản phẩm cho HTX 10 - 15 ngày, bình quân 50 - 70kg/ngày. Các thành viên khác trong HTX cũng có lịch sản xuất và thu hoạch theo thứ tự như vậy.  Số rau còn lại trên ruộng, HTX không thu mua hết thì bán cho khách quen, song, thường không có hàng để bán. Thu nhập của 2 vợ chồng khoảng 100 - 120 triệu đồng/năm.

“Tham gia HTX, gia đình mua máy xới đất trị giá gần 20 triệu đồng, nhưng chỉ phải trả 9 triệu đồng, số còn lại tỉnh hỗ trợ. Sản xuất rau an toàn không thể làm bừa bãi, từ đầu vào, con giống, ngày gieo hạt, đến cách chăm sóc, bảo vệ rau đều theo chỉ đạo của HTX. Thành viên yên tâm sản xuất, không phải lo đầu ra. Một niềm vui nữa là,tôi và 12 hộ được HTX chọn tham gia thử nghiệm Chương trình VietGAP điện tử và được tặng điện thoại thông minh để thực hành”, ông Năm phấn khởi khoe.

Xây dựng thương hiệu “Vân Hội Xanh”

Trao đổi với chúng tôi, chị  Liên cho biết: “Từ khi thành lập, HTX xác định phải xây dựng bằng được thương hiệu “Rau an toàn Vân Hội Xanh”. Vì vậy, chúng tôi đã thiết kế logo, bao bì, đăng ký mã vạch, mã số, in tem nhãn, đóng gói sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo đó, mỗi sản phẩm  của HTX đều sử dụng 01 tem QR code để nhận diện” .

Đặc biệt, công tác kiểm tra rau bằng phương pháp Test nhanh của HTX đang được Chi cục Trồng trọt và BVTV Vĩnh Phúc hỗ trợ. Hàng tháng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản đến lấy mẫu các loại rau, quả của HTX, ở bất kỳ địa điểm nào, do HTX đưa hàng, hoặc ngoài cánh đồng để kiểm tra.

Vừa qua, Siêu thị Co.opMart Vĩnh Phúc đã đưa khách hàng ra ruộng lấy mẫu ngẫu nhiên, và test ngay trên xe chuyên dụng của siêu thị.

Hiện, đầu ra của HTX là các trường mầm non, tiểu học trong tỉnh Vĩnh Phúc; các siêu thị và cửa hàng thực phẩm an toàn.

Chị Liên cho biết thêm, 60 thành viên chính thức tự sản xuất trên đồng ruộng của mình, được ứng trước vật tư đầu vào, ưu tiên tiêu thụ đầu ra, được hỗ trợ giá cao hơn thương lái 5 – 10%.

Từ nguồn vốn ban đầu do các thành viên đóng góp 500.000 đồng/thành viên khi tham gia, đến nay, vốn kinh doanh của HTX đạt trên 1 tỷ đồng, các vụ rau sản xuất gối đầu và tiêu thụ ổn định quanh năm.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hiện có 61 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu, thiết kế bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, trong đó có 49 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Top