Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 26 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 7 năm 2019 | 10:33

Lâm Đồng lập 200 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản

Các chuỗi liên kết này có sự tham gia của 32.000 hộ, khoảng 150 doanh nghiệp và 50 hợp tác xã; lượng nông sản tiêu thụ qua chuỗi đạt 30% sản lượng nông sản chủ lực toàn tỉnh.

nong-san.jpg

Nông sản an toàn được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị. (Ảnh minh họa. Phương Anh/TTXVN)

 

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giai đoạn 2019- 2023, nhằm xây dựng 200 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với tổng kinh phí thực hiện đề án lên tới trên 270 tỷ đồng.

Tỉnh Lâm Đồng sẽ hình thành mới 89 chuỗi liên kết, nâng cấp chín chuỗi. Trong 200 chuỗi liên kết đó có 120 chuỗi cấp tỉnh, 80 chuỗi cấp huyện, xã; đảm bảo mỗi xã đều có tối thiểu một mô hình liên kết cho sản phẩm chủ lực; tổng diện tích tham gia chuỗi liên kết là 50.000ha, chiếm 18% diện tích đất canh tác toàn tỉnh.

Các chuỗi liên kết này có sự tham gia của 32.000 hộ, khoảng 150 doanh nghiệp và 50 hợp tác xã; lượng nông sản tiêu thụ qua chuỗi đạt 30% sản lượng nông sản chủ lực toàn tỉnh.

Tỉnh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2023, toàn bộ 100% sản phẩm của chuỗi được kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và được sơ chế, chế biến. Đối với rau các loại, có tối thiểu 80% được sơ chế, 20% được chế biến bằng công nghệ hiện đại; ban hành 30 bộ tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, quy cách các sản phẩm chủ lực; tăng tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng lên 50% sản lượng nông sản toàn tỉnh, góp phần nâng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 220 triệu đồng/ha.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng Phạm S, để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung thực hiện các nội dung tập huấn nâng cao năng lực về chuỗi liên kết; xây dựng và nâng cấp các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; xúc tiến thương mại và thiết lập kênh thông tin thị trường; xây dựng tiêu chí sản phẩm và phát triển thương hiệu nông sản Lâm Đồng; truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng.

Tổng kinh phí để thực hiện dự án này là 270.175 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ hơn 51%, còn lại là vốn đối ứng của nhân dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Cho đến hết năm 2018, toàn tỉnh Lâm Đồng có 125 chuỗi giá trị với sự tham gia liên kết của 75 doanh nghiệp, 40 hợp tác xã, 42 tổ hợp tác và cơ sở nhỏ lẻ và trên 13.000 hộ nông dân tham gia. Trong số đó, có 68 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói tiêu thụ sản phẩm.

Hiện tại, có 65 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hơn 8% sản lượng rau toàn tỉnh; bảy chuỗi liên kết tiêu thụ gần 2% sản lượng hoa; 10 chuỗi liên kết tiêu thụ trên 10% sản lượng càphê… Đặc biệt, có ba chuỗi liên kết tiêu thụ hết 97% tổng sản lượng sữa bò trên địa bàn toàn tỉnh./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hiện có 61 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu, thiết kế bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, trong đó có 49 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Top